Góp ý cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn

Dự thảo cơ chế có nhiều ưu đãi đối với dự án đầu tư sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
Theo dự thảo cơ chế do Sở Kế hoạch - đầu tư xây dựng, ngoài việc áp dụng Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ, căn cứ theo điều kiện đặc thù của địa phương, Quảng Nam sẽ ưu tiên nguồn kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu tư vào 9 lĩnh vực trọng yếu, gồm:
Xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc; xây dựng vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, trung tâm ươm và sản xuất giống cây trồng, trung tâm thực nghiệm để giáo dục nông nghiệp cho học sinh; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; trồng cây sâm Ngọc Linh, cây ba kích; nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy lợi, thủy điện;
Xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp chế biến thủy hải sản; đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ; dự án sản xuất nông nghiệp có liên kết với người dân; xây dựng cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông sản và thủy sản.
Nhiều ý kiến cho rằng, đối với vấn đề sản xuất rau VietGAP, theo quy định trong cơ chế dự thảo thì quy mô diện tích mỗi dự án từ 20ha trở lên là quá cao, nên điều chỉnh còn khoảng hơn 10ha, nhất là đối với các địa phương ở khu vực trung du và miền núi.
Đối với dự án xây dựng cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông sản và thủy sản nên quy định mỗi dự án có doanh thu mỗi năm khoảng 30 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 50 lao động thì được hưởng cơ chế hỗ trợ, thay vì quy định có doanh thu mỗi năm từ hơn 50 tỷ đồng đến dưới 80 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 100 lao động như trong cơ chế dự thảo.
Một số đại biểu đề nghị các cơ quan có trách nhiệm cần giúp những tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn giải quyết nhanh chóng các thủ tục liên quan…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh yêu cầu Sở Kế hoạch - đầu tư tiếp thu ý kiến đóng góp của các ngành, địa phương, doanh nghiệp để hoàn chỉnh dự thảo cơ chế. Trong đó nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ vận dụng và đặc biệt là phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng…, sớm trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng đất trống trước nhà, anh Nguyễn Ngọc Thơ (30 tuổi), ở thôn Trung An, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng chuồng trại để nuôi bồ câu Pháp.

Dày công cực khổ cả năm trời trồng rau theo quy trình VietGAP, ấy thế mà khi chứng nhận lại không đạt tiêu chuẩn, “Tất cả chỉ tại con gà”.

Sự học hỏi và lòng say mê lao động đã giúp anh Tống Văn Phong (ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) thành công với mô hình trồng cây quýt đường. Mô hình cho thu nhập cao này đã đưa gia đình anh Phong vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền anh được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Huyện Mường Khương là vùng dứa tập trung lớn nhất tỉnh Lào Cai, mỗi năm thu hoạch chừng 12-13 nghìn tấn dứa, trị giá trên 70 tỷ đồng. Năm nay giá dứa giảm mạnh đã khiến nông dân thất thu hàng chục tỷ đồng…

Đến nay, các giải pháp ngăn chặn trước thực trạng tôm chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn chưa có hiệu quả. Khi các cơ quan chức năng đang loay hoay truy tìm nguyên nhân dẫn đến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người nuôi tôm hàng trăm tỷ đồng.