Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Góp sức giảm nghèo bền vững cho nhà nông

Góp sức giảm nghèo bền vững cho nhà nông
Ngày đăng: 11/10/2015

Làm thay đổi cuộc sống người nông dân

Chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam” là sự kiện lớn, nhiều ý nghĩa nhằm tôn vinh và nhân rộng những gương nông dân điển hình tiên tiến trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, có những phát minh sáng tạo áp dụng hiệu quả trong sản xuất;

Tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới và bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ quyền quốc gia.

Đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm để tìm giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho nông dân phát huy sức sáng tạo, chủ động ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp.

 

Ông Lê Phước Lộc (Tiền Giang, trái) giới thiệu sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Techmart 2915 vừa diễn ra ở Hà Nội.

Bộ KHCN tin tưởng chương trình sẽ góp phần xứng đáng vào công cuộc giảm nghèo bền vững, làm thay đổi cuộc sống của bà con nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Những năm qua, việc hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN trong lĩnh vực tam nông đã góp phần xây dựng nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn.

Những dự án thành công là cơ sở để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, nông sản địa phương. Đồng thời, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.

Một trong những chương trình KHCN cấp quốc gia là Chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi

. Trong 15 năm qua chương trình đã đưa được hàng trăm kết quả nghiên cứu, sản phẩm khoa học đến với bà con nông dân, đào tạo hàng nghìn cán bộ kỹ thuật đối với vùng nông thôn, miền núi đặc biệt khó khăn.

Đây là sự hỗ trợ đáng quý đối với bà con nông dân, là minh chứng cho hiệu quả của chủ trương “liên kết 4 nhà”, gắn kết những người làm nghiên cứu với người sản xuất thông qua doanh nghiệp với sự hỗ trợ của nhà nước.

Qua đó, người nông dân được tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật, những công nghệ mới, giống mới, đem lại năng suất lao động cao hơn và thu nhập tốt hơn.

Nỗ lực lao động nghiêm túc, bền bỉ

 "Thông qua Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam”, hy vọng những Nông dân Việt Nam xuất sắc sẽ là những hạt nhân trong phổ biến, chuyển tải các thông điệp về KHCN của ngành về với địa phương mình.

Có làm được thế, sức bật của ruộng đồng sẽ ngày càng lớn hơn”.

Ông Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Chúng ta thấy rằng, vai trò của người nông dân trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển KHCN ngày càng quan trọng, bởi ngày nay nông dân Việt Nam đã có trình độ văn hóa và KHCN cao hơn rất nhiều so với các giai đoạn khác trong lịch sử.

Họ cũng có điều kiện thuận lợi hơn để tham gia vào hoạt động KHCN, kể cả việc nghiên cứu, sáng chế, tạo ra sản phẩm trí tuệ có giá trị.

Bộ KHCN luôn trân trọng và đánh giá cao các thành quả sáng tạo của các nhà sáng chế không chuyên nói chung và các nhà sáng chế nông dân nói riêng.

Họ đã nỗ lực lao động nghiêm túc, bền bỉ và có niềm đam mê đối với khoa học để tạo ra các sản phẩm có giá trị được ứng dụng trong sản xuất và đời sống, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KHCN sẽ hướng việc hỗ trợ và chuyển giao KHCN vào phục vụ chương trình nông thôn mới, nhất là hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao đời sống và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Đặc biệt, trong giai đoạn tới, chúng tôi sẽ tập trung đầu tư cho phát triển sản phẩm quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

Trong đó có 3 sản phẩm đã được Thủ tướng phê duyệt là: lúa gạo, cá da trơn, nấm ăn và nấm dược liệu.

Đồng thời, Bộ KHCN cũng đẩy mạnh phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực để hỗ trợ người nông dân trong hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải phóng lao động thủ công và trở thành “công nhân nông nghiệp” của nền sản xuất lớn.


Có thể bạn quan tâm

Cơ hội 20 tỷ USD cho xuất khẩu dệt may Cơ hội 20 tỷ USD cho xuất khẩu dệt may

Cơ hội mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra cho nền kinh tế Việt Nam là “lớn” nhất trong lịch sử. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vào năm 2020 có khả năng đạt trên 20 tỷ USD.

11/10/2015
Hà Tĩnh 5 năm dấu ấn Nông Thôn Mới ở ban nóng nhất tỉnh Hà Tĩnh 5 năm dấu ấn Nông Thôn Mới ở ban nóng nhất tỉnh

“Riêng ở Hà Tĩnh tỉnh kiện toàn bộ máy hoàn thiện ngoài văn phòng điều phối chuyên trách còn cử 12 cán bộ sở, ngành biệt phái về làm việc cùng với Ban điều phối NTM tỉnh. Vậy nên ở Hà Tĩnh người ta thường gọi Ban điều phối NTM là ban “nóng” nhất tỉnh với khối lượng công việc đồ sộ”.

11/10/2015
Khởi sắc với nông thôn mới Khởi sắc với nông thôn mới

PV có cuộc trao đổi với ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

11/10/2015
Biến đồi quặng thành vườn bưởi tiền tỷ Biến đồi quặng thành vườn bưởi tiền tỷ

Suốt 4 năm, đổ bao công sức xuống vùng đất bạc màu, khô cằn sỏi đá ông Nguyễn Văn Thái đã làm hồi sinh những quả đồi trọc ở xóm 3, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Từng hàng bưởi đỏ, bưởi da xanh tươi tốt của ông đã dần thay thế cho lớp đất bạc màu nơi này…

11/10/2015
Vào mùa mưa, muối tăng giá Vào mùa mưa, muối tăng giá

Ngày 9.10, Phòng Kinh tế thị Sông Cầu (Phú Yên) thông tin, khoảng một tháng qua, giá muối thô đã lên mức 450.000 đồng/tấn (tăng 100.000 đồng/tấn), muối sạch 740.000 đồng/tấn (tăng 140.000 đồng/tấn).

11/10/2015