Góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn hoạt động

Với phương châm “Thành viên giàu, QTD mạnh”, QTD TT Diêu Trì đã nỗ lực “đi vay, để cho vay”, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tiếp cận và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Nhờ vậy, QTD liên tục đạt doanh số huy động và dư nợ cho vay năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2013, vốn huy động hơn 19 tỉ đồng, đến năm 2014 vốn huy động tăng trên 29 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2015 vốn huy động tăng lên 34 tỉ đồng. Doanh số cho vay từ 30,6 tỉ đồng năm 2013, đến năm 2014 tăng lên gần 40 tỉ đồng; 6 tháng đầu năm nay gần 26 tỉ đồng (bình quân 1 năm có gần 800 lượt thành viên vay vốn). Trong đó, cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm 12,1%, cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ trên 57,6%, cho vay sinh hoạt tiêu dùng chiếm hơn 30,3% trong tổng dư nợ.
Nhờ nguồn vốn vay, nhiều thành viên đầu tư chăn nuôi, mua vật tư nông nghiệp… phục vụ sản xuất; đầu tư mở xưởng cơ khí sản xuất nông cụ, máy móc, làm tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, tăng thu nhập, giải quyết việc làm hiệu quả.
Qua đó, kinh tế các thành viên được cải thiện đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương chuyển dịch đúng hướng luôn đạt mức tăng trưởng khá, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 2 xã Phước An và Phước Thành đều về đích nông thôn mới. Các thành viên vay vốn đã trả nợ gốc và lãi đúng theo cam kết, nên tỉ lệ nợ quá hạn không đáng kể.
Theo bà Lê Thị Thanh Hương, Giám đốc QTD TT Diêu Trì, nhờ kịp thời nắm bắt diễn biến thị trường tiền tệ, tuân thủ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đưa ra giải pháp kinh doanh phù hợp, hiệu quả nên đơn vị duy trì hoạt động ổn định và phát triển, thành viên gia nhập ngày càng đông hơn
. Đến nay, Quỹ đã phát triển được 2.550 thành viên, nguồn vốn hoạt động trên 36 tỉ đồng, trong đó vốn điều lệ 564 triệu đồng. Trong năm 2015, QTD TT Diêu Trì phấn đấu phát triển thêm 77 thành viên, nâng tổng số lên 2.580 thành viên; nguồn vốn hoạt động 34 tỉ đồng, vốn huy động 30 tỉ đồng; tổng dư nợ cho vay 28 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế 195 triệu đồng; lợi tức vốn góp 13,8%/ năm.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Văn Trường, ấp 2, xã Long Hòa cho biết: Lúa trồng ở đây đảm bảo sạch 100%, không dư lượng thuốc BVTV. Lúa bị sâu, rầy bà con xả nước vào ngập đọt ngâm khoảng 12 giờ rồi xả nước ra không con nào sống nổi. Các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao được trồng trên đất nuôi thủy sản.

Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng cho biết, hiện trên địa bàn xuất hiện rệp vảy hại cây cao su, tập trung chủ yếu ở các bộ phận lá, ngọn non và cành. Rệp vảy chích hút chất dinh dưỡng làm cho lá không quang hợp được ánh sáng, cây sinh trưởng chậm, thậm chí làm các cành và cây cao su khô héo rồi chết.

Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp nông dân giảm giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm, nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất mà còn tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao, đồng đều, an toàn cho người sử dụng và môi trường.

Để giúp nông dân lựa chọn được các loại giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, vụ hè thu năm 2014 Công ty Cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Kạn đã phối hợp với Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang chi nhánh tại Hà Hội đưa giống ngô lai AG59 vào trình diễn tại một số địa phương.

Chiều 27-11, đại diện Công ty Nhiệt Đới (Bến Tre) cho biết, trái nhãn trồng trên cù lao An Hòa (thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) vừa được cơ quan chức năng nước Mỹ cấp mã code nhập khẩu vào thị trường nước này, với tên gọi “Nhãn IDO Việt Nam”. Đầu tháng 12-2014 tới, công ty Nhiệt Đới sẽ xuất khẩu lô nhãn đầu tiên (hơn 2 tấn) vào thị trường Mỹ.