Góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn hoạt động

Với phương châm “Thành viên giàu, QTD mạnh”, QTD TT Diêu Trì đã nỗ lực “đi vay, để cho vay”, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tiếp cận và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Nhờ vậy, QTD liên tục đạt doanh số huy động và dư nợ cho vay năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2013, vốn huy động hơn 19 tỉ đồng, đến năm 2014 vốn huy động tăng trên 29 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2015 vốn huy động tăng lên 34 tỉ đồng. Doanh số cho vay từ 30,6 tỉ đồng năm 2013, đến năm 2014 tăng lên gần 40 tỉ đồng; 6 tháng đầu năm nay gần 26 tỉ đồng (bình quân 1 năm có gần 800 lượt thành viên vay vốn). Trong đó, cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm 12,1%, cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ trên 57,6%, cho vay sinh hoạt tiêu dùng chiếm hơn 30,3% trong tổng dư nợ.
Nhờ nguồn vốn vay, nhiều thành viên đầu tư chăn nuôi, mua vật tư nông nghiệp… phục vụ sản xuất; đầu tư mở xưởng cơ khí sản xuất nông cụ, máy móc, làm tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, tăng thu nhập, giải quyết việc làm hiệu quả.
Qua đó, kinh tế các thành viên được cải thiện đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương chuyển dịch đúng hướng luôn đạt mức tăng trưởng khá, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 2 xã Phước An và Phước Thành đều về đích nông thôn mới. Các thành viên vay vốn đã trả nợ gốc và lãi đúng theo cam kết, nên tỉ lệ nợ quá hạn không đáng kể.
Theo bà Lê Thị Thanh Hương, Giám đốc QTD TT Diêu Trì, nhờ kịp thời nắm bắt diễn biến thị trường tiền tệ, tuân thủ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đưa ra giải pháp kinh doanh phù hợp, hiệu quả nên đơn vị duy trì hoạt động ổn định và phát triển, thành viên gia nhập ngày càng đông hơn
. Đến nay, Quỹ đã phát triển được 2.550 thành viên, nguồn vốn hoạt động trên 36 tỉ đồng, trong đó vốn điều lệ 564 triệu đồng. Trong năm 2015, QTD TT Diêu Trì phấn đấu phát triển thêm 77 thành viên, nâng tổng số lên 2.580 thành viên; nguồn vốn hoạt động 34 tỉ đồng, vốn huy động 30 tỉ đồng; tổng dư nợ cho vay 28 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế 195 triệu đồng; lợi tức vốn góp 13,8%/ năm.
Có thể bạn quan tâm

Trao đổi với NTNN, luật sư Trần Hữu Huỳnh- Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, nông dân muốn giàu trước hết phải có sự liên kết, làm ăn chuyên nghiệp thông qua các hợp đồng tiêu thụ nông sản.

Bằng kỹ thuật chăm sóc không giống ai, lão nông Hứa Văn Chung, sinh năm 1960, người dân tộc Nùng ở ấp 4, xã Núi Tượng, huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) đã bắt vườn quýt đường rộng gần 2ha của mình “đẻ” trái quanh năm, mang về lợi nhuận hơn 1,2 tỷ đồng/năm.

Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn chủ đề cho năm 2015 là “Hãy hành động vì môi trường nông thôn bền vững”.

Các hội chợ trang trại ở Mỹ được tiến hành khắp đất nước, nhưng phong phú nhất là ở miền Trung Tây- nơi có bang Iowa được gọi là bang “nông nghiệp nhất” nước Mỹ.

Từ chỗ không có “cục đất chọi chim”, nhờ ý chí vươn lên, cộng với tư duy nhạy bén, dám nghĩ dám làm, ông Lê Quang Minh (tức Tư “nỉ”, SN 1957, ngụ ấp Đất Đỏ, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) đã trở thành tỷ phú từ nuôi gà lạnh.