Góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn hoạt động

Với phương châm “Thành viên giàu, QTD mạnh”, QTD TT Diêu Trì đã nỗ lực “đi vay, để cho vay”, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tiếp cận và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Nhờ vậy, QTD liên tục đạt doanh số huy động và dư nợ cho vay năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2013, vốn huy động hơn 19 tỉ đồng, đến năm 2014 vốn huy động tăng trên 29 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2015 vốn huy động tăng lên 34 tỉ đồng. Doanh số cho vay từ 30,6 tỉ đồng năm 2013, đến năm 2014 tăng lên gần 40 tỉ đồng; 6 tháng đầu năm nay gần 26 tỉ đồng (bình quân 1 năm có gần 800 lượt thành viên vay vốn). Trong đó, cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm 12,1%, cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ trên 57,6%, cho vay sinh hoạt tiêu dùng chiếm hơn 30,3% trong tổng dư nợ.
Nhờ nguồn vốn vay, nhiều thành viên đầu tư chăn nuôi, mua vật tư nông nghiệp… phục vụ sản xuất; đầu tư mở xưởng cơ khí sản xuất nông cụ, máy móc, làm tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, tăng thu nhập, giải quyết việc làm hiệu quả.
Qua đó, kinh tế các thành viên được cải thiện đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương chuyển dịch đúng hướng luôn đạt mức tăng trưởng khá, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 2 xã Phước An và Phước Thành đều về đích nông thôn mới. Các thành viên vay vốn đã trả nợ gốc và lãi đúng theo cam kết, nên tỉ lệ nợ quá hạn không đáng kể.
Theo bà Lê Thị Thanh Hương, Giám đốc QTD TT Diêu Trì, nhờ kịp thời nắm bắt diễn biến thị trường tiền tệ, tuân thủ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đưa ra giải pháp kinh doanh phù hợp, hiệu quả nên đơn vị duy trì hoạt động ổn định và phát triển, thành viên gia nhập ngày càng đông hơn
. Đến nay, Quỹ đã phát triển được 2.550 thành viên, nguồn vốn hoạt động trên 36 tỉ đồng, trong đó vốn điều lệ 564 triệu đồng. Trong năm 2015, QTD TT Diêu Trì phấn đấu phát triển thêm 77 thành viên, nâng tổng số lên 2.580 thành viên; nguồn vốn hoạt động 34 tỉ đồng, vốn huy động 30 tỉ đồng; tổng dư nợ cho vay 28 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế 195 triệu đồng; lợi tức vốn góp 13,8%/ năm.
Có thể bạn quan tâm

Phát huy phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”, dù tuổi đã cao song rất nhiều cựu chiến binh ở huyện Điện Biên vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nhiều cựu chiến binh (CCB) đã trở thành những điển hình kinh tế giỏi, đóng góp nhiều trong phong trào xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Nằm trên dãy núi Nưa của xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, trang trại của thầy giáo Ngợi bao gồm hơn 200 con trâu, bò, hàng trăm con dê, lợn, gà. Trải qua gần 6 năm phấn đấu, nỗ lực, giờ đây ước tính trang trại trên 30 ha đất núi của thầy với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng.

Giúp nông dân nuôi bò sữa có nguồn thu nhập ổn định, người tiêu dùng có được sản phẩm chất lượng là mục tiêu của Công ty FrieslandCampina Việt Nam trong hơn 17 năm qua

Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 52 trại sản xuất giống thuỷ sản, mỗi năm sản xuất trên 8 tỷ con giống các loại, dẫn đầu các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung. Chất lượng giống thuỷ sản sản xuất trong tỉnh được đánh giá cao không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi trong tỉnh mà còn cung cấp lượng giống khá lớn cho các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung.

Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông Thanh Thủy và Công ty TNHH Dekalb Việt Nam thực hiện mô hình trồng ngô mật độ cao trên diện tích 3 ha. Mô hình trồng thử nghiệm giống ngô DK8868, với khoảng cách hàng cách hàng 60-65 (cm), cây cách cây 20-25 (cm) kết hợp bón phân NPK khép kín, mật độ 6,5-7 vạn cây/ha.