Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Góp Đất Lập Hợp Tác Xã Kiểu Mới

Góp Đất Lập Hợp Tác Xã Kiểu Mới
Ngày đăng: 20/06/2012

Thông qua mô hình Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sẽ góp đất lại để tích tụ thành cánh đồng mẫu lớn, tạo ra thị trường nông sản quy mô lớn...

Đó là ý kiến của các đại biểu (ĐB) trong phiên thảo luận về Luật HTX sửa đổi tại Quốc hội (QH) sáng 19.6.

Cần "cởi trói" cho HTX

Mở đầu phiên thảo luận, ĐB Đinh Huy Chiến (Thái Nguyên), Chủ nhiệm HTX Chiến Công đi ngay vào vấn đề chưa thống nhất hiện nay là bản chất của HTX, "HTX khác gì mô hình doanh nghiệp (DN)"? "Giữa HTX và DN có sự khác biệt là trong đại hội xã viên, mỗi người một phiếu bầu, khác biệt ở mục đích thành lập, các nguyên tắc hoạt động, quyền và nghĩa vụ của xã viên đối với HTX và quy định về quản lý phân phối. Tuy nhiên, nếu không xác định HTX là DN lại tác động rất lớn đến tư duy kinh tế của HTX, đưa HTX về gần hơn với tổ chức xã hội, mất đi động lực phát triển theo chiều sâu, cuối cùng chất lượng phục vụ của thành viên không được nâng cao" - ĐB Chiến nói.

Đại biểu Đinh Huy Chiến (Thái Nguyên) phát biểu tại hội trường sáng 19.6.

Nhất trí với quan điểm HTX là loại hình DN đặc thù như trên, song nhiều ĐB cho rằng, do HTX thành lập ra để tạo cơ hội cho những người yếu thế, nông dân và công nhân sản xuất nhỏ lẻ, sức cạnh tranh kém nên các quy định cần cởi mở hơn. ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) cho rằng, dự thảo quy định Nhà nước quản lý tỷ lệ hàng hóa, dịch vụ bán ra ngoài cộng đồng xã viên là "vô lý" vì sẽ hạn chế nguồn thu của xã viên và đưa HTX quay lại với mô hình tự cung tự cấp trước đây.

ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng, quy định phân chia lợi nhuận được quy định cụ thể trong dự thảo là áp đặt đối với xã viên và HTX, lấy mất của họ các quyền cơ bản tối thiểu, định đoạt thành quả lao động về tài sản, không tương thích với những quy định về quyền kinh doanh, quyền sở hữu, quyền quyết định, định đoạt tài sản của công dân và tổ chức.

Hầu hết các ĐB đồng thuận với chủ trương cho phép HTX được góp vốn, liên kết thành lập DN để tạo đà phát triển cho HTX. Về tỷ lệ góp vốn, ĐB Đinh Huy Chiến cũng đề nghị vẫn giữ ở mức cao nhất cho một xã viên là 30% như hiện nay chứ không nên giảm đột ngột xuống 20% như dự thảo để tránh gây khó khăn về vốn và mất ổn định cho HTX.

Ưu tiên trước hết cho HTX nông nghiệp

Khẳng định đây là mô hình kinh tế mang bản sắc của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự quan tâm đến các thành phần "yếu thế", các ĐB đề nghị Nhà nước cần có những hỗ trợ cụ thể hơn về vốn, tín dụng ưu đãi, đất đai, đào tạo cán bộ và khoa học công nghệ... ĐB Nguyễn Thị Thu Hằng (Nam Định) cho rằng, nông dân đang phải chịu nhiều rủi ro trong sản xuất, khó khăn về kinh tế. Dự thảo phải có một chương riêng về HTX nông nghiệp quy định các ưu đãi đối với HTX nông nghiệp. Thông qua HTX, nông dân sẽ được hưởng thụ các dịch vụ, chính sách ưu đãi.

Theo ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh), việc thành lập HTX kiểu mới theo phương thức góp đất nông nghiệp sẽ nhanh chóng hình thành nên các cánh đồng mẫu lớn. Từ đó tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, đồng nhất, nâng cao hiệu quả cạnh tranh bằng việc áp dụng khoa học, công nghệ và máy móc. Cuối cùng, "nông dân tiêu thụ được hàng hóa dễ dàng thông qua HTX với giá cả hợp lý, tránh được nguy cơ được mùa mất giá, được giá mất mùa như hiện nay" - ĐB Tuấn nói.

Nhiều ĐB cũng cho rằng, một "thiếu sót" của dự thảo là chưa quy định các điều khoản để kiểm soát các DN núp bóng các HTX để hưởng chính sách ưu đãi.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình tưới thanh long tiết kiệm nước mùa khô hạn Mô hình tưới thanh long tiết kiệm nước mùa khô hạn

Nắng nhiều, mưa ít, nhiệt độ quanh năm cao kết hợp với độ ẩm trong không khí thấp khiến Bình Thuận trở thành một trong những địa phương khô hạn nhất cả nước. Thế nhưng một nghịch lý đang tồn tại, lượng nước tưới tiêu trong nông nghiệp ngày một giảm sút nhưng chính người nông dân lại đang phung phí nguồn nước quý hiếm bởi cách canh tác cây trồng chưa khoa học.

16/06/2015
Khánh Vĩnh phát triển cây mít nghệ Khánh Vĩnh phát triển cây mít nghệ

Với ưu thế dễ trồng, chịu hạn, ít sâu bệnh, thị trường đang thuận lợi… cây mít nghệ được huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) định hướng phát triển là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương.

16/06/2015
Chôm chôm trúng mùa, được giá Chôm chôm trúng mùa, được giá

Cây chôm chôm là một cây trồng chủ lực của nông dân ở cù lao Tân Quy thuộc xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Chính cây chôm chôm cũng đã đem lại hiệu quả cho kinh tế nông hộ. Hiện nay, bà con nhà vườn Tân Quy đang bước vào vụ thu hoạch chôm chôm.

16/06/2015
Trái cây dội chợ, rớt giá mạnh Trái cây dội chợ, rớt giá mạnh

Vài tuần nay, nhiều loại trái cây vào mùa thu hoạch rộ nên dội chợ, rớt giá mạnh. Tuy vậy, theo các tiểu thương, giá rẻ nhưng sức mua không tăng nhiều.

16/06/2015
Thanh long cuộc cạnh tranh chưa bao giờ dứt Thanh long cuộc cạnh tranh chưa bao giờ dứt

Trong cuộc đua vào thị trường Mỹ của nhiều loại trái cây như nhãn, vải thiều, chôm chôm… sắp tới, trái thanh long Bình Thuận cần trở lại thị trường Mỹ ở tư thế tính toán kỹ lưỡng hơn thời gian trong bảo quản, vận chuyển, giá cả…

16/06/2015