Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Góp Đất Lập Hợp Tác Xã Kiểu Mới

Góp Đất Lập Hợp Tác Xã Kiểu Mới
Ngày đăng: 20/06/2012

Thông qua mô hình Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sẽ góp đất lại để tích tụ thành cánh đồng mẫu lớn, tạo ra thị trường nông sản quy mô lớn...

Đó là ý kiến của các đại biểu (ĐB) trong phiên thảo luận về Luật HTX sửa đổi tại Quốc hội (QH) sáng 19.6.

Cần "cởi trói" cho HTX

Mở đầu phiên thảo luận, ĐB Đinh Huy Chiến (Thái Nguyên), Chủ nhiệm HTX Chiến Công đi ngay vào vấn đề chưa thống nhất hiện nay là bản chất của HTX, "HTX khác gì mô hình doanh nghiệp (DN)"? "Giữa HTX và DN có sự khác biệt là trong đại hội xã viên, mỗi người một phiếu bầu, khác biệt ở mục đích thành lập, các nguyên tắc hoạt động, quyền và nghĩa vụ của xã viên đối với HTX và quy định về quản lý phân phối. Tuy nhiên, nếu không xác định HTX là DN lại tác động rất lớn đến tư duy kinh tế của HTX, đưa HTX về gần hơn với tổ chức xã hội, mất đi động lực phát triển theo chiều sâu, cuối cùng chất lượng phục vụ của thành viên không được nâng cao" - ĐB Chiến nói.

Đại biểu Đinh Huy Chiến (Thái Nguyên) phát biểu tại hội trường sáng 19.6.

Nhất trí với quan điểm HTX là loại hình DN đặc thù như trên, song nhiều ĐB cho rằng, do HTX thành lập ra để tạo cơ hội cho những người yếu thế, nông dân và công nhân sản xuất nhỏ lẻ, sức cạnh tranh kém nên các quy định cần cởi mở hơn. ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) cho rằng, dự thảo quy định Nhà nước quản lý tỷ lệ hàng hóa, dịch vụ bán ra ngoài cộng đồng xã viên là "vô lý" vì sẽ hạn chế nguồn thu của xã viên và đưa HTX quay lại với mô hình tự cung tự cấp trước đây.

ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng, quy định phân chia lợi nhuận được quy định cụ thể trong dự thảo là áp đặt đối với xã viên và HTX, lấy mất của họ các quyền cơ bản tối thiểu, định đoạt thành quả lao động về tài sản, không tương thích với những quy định về quyền kinh doanh, quyền sở hữu, quyền quyết định, định đoạt tài sản của công dân và tổ chức.

Hầu hết các ĐB đồng thuận với chủ trương cho phép HTX được góp vốn, liên kết thành lập DN để tạo đà phát triển cho HTX. Về tỷ lệ góp vốn, ĐB Đinh Huy Chiến cũng đề nghị vẫn giữ ở mức cao nhất cho một xã viên là 30% như hiện nay chứ không nên giảm đột ngột xuống 20% như dự thảo để tránh gây khó khăn về vốn và mất ổn định cho HTX.

Ưu tiên trước hết cho HTX nông nghiệp

Khẳng định đây là mô hình kinh tế mang bản sắc của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự quan tâm đến các thành phần "yếu thế", các ĐB đề nghị Nhà nước cần có những hỗ trợ cụ thể hơn về vốn, tín dụng ưu đãi, đất đai, đào tạo cán bộ và khoa học công nghệ... ĐB Nguyễn Thị Thu Hằng (Nam Định) cho rằng, nông dân đang phải chịu nhiều rủi ro trong sản xuất, khó khăn về kinh tế. Dự thảo phải có một chương riêng về HTX nông nghiệp quy định các ưu đãi đối với HTX nông nghiệp. Thông qua HTX, nông dân sẽ được hưởng thụ các dịch vụ, chính sách ưu đãi.

Theo ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh), việc thành lập HTX kiểu mới theo phương thức góp đất nông nghiệp sẽ nhanh chóng hình thành nên các cánh đồng mẫu lớn. Từ đó tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, đồng nhất, nâng cao hiệu quả cạnh tranh bằng việc áp dụng khoa học, công nghệ và máy móc. Cuối cùng, "nông dân tiêu thụ được hàng hóa dễ dàng thông qua HTX với giá cả hợp lý, tránh được nguy cơ được mùa mất giá, được giá mất mùa như hiện nay" - ĐB Tuấn nói.

Nhiều ĐB cũng cho rằng, một "thiếu sót" của dự thảo là chưa quy định các điều khoản để kiểm soát các DN núp bóng các HTX để hưởng chính sách ưu đãi.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chiến Binh Trần Minh Đẳng Làm Giàu Từ Rắn Ri Tượng Cựu Chiến Binh Trần Minh Đẳng Làm Giàu Từ Rắn Ri Tượng

Nắm bắt được thị trường rắn ri tượng có giá và nhu cầu nuôi rắn của người dân ngày càng cao, ông Trần Minh Đẳng ở ấp 15, xã Khánh Thuận (Cà Mau), quyết định đầu tư nuôi rắn sinh sản. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đến nay mô hình nuôi rắn ri tượng của ông Đẳng mang lại hiệu quả cao, trở thành địa chỉ tham quan, cung ứng con giống tin cậy cho người nuôi.

01/10/2012
Trồng Ớt Trên Ruộng Lúa Thu Nhập Cao Ở Bến Tre Trồng Ớt Trên Ruộng Lúa Thu Nhập Cao Ở Bến Tre

Gần đây, một số nông dân trồng lúa ở xã Lương Quới (Giồng Trôm - Bến Tre) đã chuyển qua trồng cây màu ở vùng ruộng lõm để có lợi nhuận cao hơn. Anh Trần Ngọc Thành (ấp 3, xã Lương Quới), đã chuyển bốn công đất lúa sang trồng cây ớt chỉ thiên, ước năng suất thu hoạch trong ba vụ khoảng trên 10 tấn trái.

02/10/2012
Thêm 14 Giống Lúa Tại ĐBSCL Được Công Nhận Là Giống Tốt Thêm 14 Giống Lúa Tại ĐBSCL Được Công Nhận Là Giống Tốt

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công nhận giống Lúa Cẩm Cai Lậy do Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lai tạo và 13 giống lúa do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo là "Giống cây trồng nông nghiệp mới" đồng thời chỉ đạo các sở nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sản xuất thử nghiệm.

08/10/2012
Băn Khoăn VietGAP Cho Cá Tra Băn Khoăn VietGAP Cho Cá Tra

Bất kỳ chứng nhận nào, nếu không có khách hàng thì không có nhu cầu thị trường, đồng nghĩa với việc, nếu một sản phẩm được chứng nhận bằng một tiêu chuẩn mà không được chấp nhận ở thị trường đó thì không có giá trị và chẳng ai quan tâm. Vậy liệu VietGAP có tạo được chỗ đứng đối với người tiêu dùng và cộng đồng quốc tế?

10/10/2012
Mô Hình Trồng Tiêu Sạch Ở Vĩnh Kim (Quảng Trị) Mô Hình Trồng Tiêu Sạch Ở Vĩnh Kim (Quảng Trị)

Hiện nay, sản phẩm hồ tiêu bán được giá trên thị trường đang thu hút nông dân quay trở lại trồng mới và chăm sóc phục hồi vườn tiêu. Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình dịch bệnh trên cây hồ tiêu diễn biến phức tạp gây thiệt hại nhiều cho người trồng tiêu. Việc xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững cây hồ tiêu phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai của địa phương đang là vấn đề quan tâm của các cấp chính quyền trong vùng có khả năng trồng tiêu và ngành chuyên môn. Là loại cây trồng khó tính, đòi hỏi cao về kỹ thuật trồng, chăm sóc và chất đất nên phát triển các mô hình trồng tiêu sạch có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện tình hình bệnh trên cây tiêu tràn lan.

14/10/2012