GODACO Dự Kiến Xuất Khẩu Đạt 80 Triệu USD Năm 2014

Sáng ngày 15-1, ông Lê Sơn Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng (Khu công nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang) cho biết, với việc đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản mới, GODACO dự kiến xuất khẩu đạt 80 triệu USD trong năm 2014.
Nhà máy chế biến thủy sản mới của GODACO chuyên chế biến cá tra phi lê xuất khẩu, có tổng diện tích hơn 7 ha, bao gồm xưởng chế biến cá tra phi lê, xưởng chế biến bột cá, kho lạnh; có tổng vốn đầu tư hơn 250 tỷ đồng, trong đó hơn 150 tỷ đồng được đầu tư cho trang thiết bị hiện đại, băng chuyền tự động.
Nhà máy có công suất chế biến 150 tấn cá nguyên liệu/ngày và 100 tấn phụ phẩm cá/ngày ở giai đoạn 1; kho lạnh có sức chứa 5.000 tấn thành phẩm. Nhà máy đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho 1.500 lao động tại địa phương.
Trong định hướng phát triển, trong năm 2014 GODACO tiếp tục đầu tư vào vùng nguyên liệu lên 230 ha, đáp ứng 70% nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Đồng thời, GODACO tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 3 dây chuyền chế biến thức ăn; đẩy mạnh sản xuất hàng có giá trị gia tăng phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
GODACO là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến xuất khẩu thủy sản có quy mô tương đối lớn trên địa bàn tỉnh. Năm 2013, công ty đã xuất khẩu được 40 triệu USD, sang các thị trường châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ…
Có thể bạn quan tâm

Những tháng đầu năm 2015, giá cá tra có chuyển biến tích cực, dao động từ 23.000 - 24.000đ/kg, đảm bảo người nuôi có lãi. Diện tích thu hoạch cá tra 6 tháng đầu năm đạt 674 ha, tăng 2,5%, sản lượng đạt 130.342 tấn, tăng 5,2% so cùng kỳ. Tuy nhiên, đến đầu tháng 5 năm 2015, giá cá tra nguyên liệu đột ngột giảm giảm, hiện chỉ còn từ 20.000 - 21.000 đ/kg, làm cho người nuôi cá tra lo lắng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh An Giang 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1.097 héc- ta (tăng 7,2% so cùng kỳ); thu hoạch 163.898 tấn (tăng 5,2% so cùng kỳ).

Hồ thủy điện Hòa Bình (hồ sông Đà) địa phận tỉnh ta có diện tích mặt nước 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình, là tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển nghề cá. Tỉnh đã quy hoạch và đang triển khai những giải pháp cụ thể, tạo “cú huých” khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù của vùng hồ phát triển nghề cá theo hướng sản xuất hàng hóa.

Những năm gần đây, người dân xã Duy Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) đã biết tận dụng mặt nước của sông Kiến Giang chảy qua địa phương để phát triển nghề nuôi cá lồng. Nghề nuôi cá lồng tuy mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ mở ra một hướng làm ăn mới giúp người dân nơi đây tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống...

Ngày 25-6, Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc tại TP Cần Thơ (KVIP), Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Quốc gia Pukyong Hàn Quốc, Công ty KBOR (Hàn Quốc) phối hợp tổ chức Hội thảo báo cáo sơ bộ việc nuôi thử nghiệm cá rô phi trong ao tại TP Cần Thơ, đồng thời thảo luận về giải pháp xúc tiến canh tác và kinh doanh thương phẩm cá rô phi tại ĐBSCL.