GODACO Dự Kiến Xuất Khẩu Đạt 80 Triệu USD Năm 2014

Sáng ngày 15-1, ông Lê Sơn Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng (Khu công nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang) cho biết, với việc đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản mới, GODACO dự kiến xuất khẩu đạt 80 triệu USD trong năm 2014.
Nhà máy chế biến thủy sản mới của GODACO chuyên chế biến cá tra phi lê xuất khẩu, có tổng diện tích hơn 7 ha, bao gồm xưởng chế biến cá tra phi lê, xưởng chế biến bột cá, kho lạnh; có tổng vốn đầu tư hơn 250 tỷ đồng, trong đó hơn 150 tỷ đồng được đầu tư cho trang thiết bị hiện đại, băng chuyền tự động.
Nhà máy có công suất chế biến 150 tấn cá nguyên liệu/ngày và 100 tấn phụ phẩm cá/ngày ở giai đoạn 1; kho lạnh có sức chứa 5.000 tấn thành phẩm. Nhà máy đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho 1.500 lao động tại địa phương.
Trong định hướng phát triển, trong năm 2014 GODACO tiếp tục đầu tư vào vùng nguyên liệu lên 230 ha, đáp ứng 70% nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Đồng thời, GODACO tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 3 dây chuyền chế biến thức ăn; đẩy mạnh sản xuất hàng có giá trị gia tăng phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
GODACO là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến xuất khẩu thủy sản có quy mô tương đối lớn trên địa bàn tỉnh. Năm 2013, công ty đã xuất khẩu được 40 triệu USD, sang các thị trường châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ…
Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện tìm đầu ra cho hạt gạo đang chồng chất khó khăn. Mà nóng nhất là nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa Hè thu sớm trong buồn bã khi giá lúa rớt thê thảm. Đã đến lúc nhìn lại những cái lợi, cái hại của quá trình sản xuất lúa 3 vụ/năm.

Theo ông Tủi, nuôi bò theo quy trình VietGAP đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chí về con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại... và sẽ được cấp giấy chứng nhận khi đạt tiêu chuẩn. Được biết đàn bò sữa trên địa bàn hiện có khoảng 100.000 con, trong đó riêng Củ Chi chiếm hơn 65.000 con.

Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, bệnh “lá đứng” trên cây chanh không hạt có biểu hiện lá to và đứng, có màu xanh, đặc biệt là không có khả năng cho ra hoa đậu trái, đây được xem là bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân.

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh; tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học…

Với gần 46 ngàn hécta, Đồng Nai đứng trong tốp đầu các tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn nhất khu vực phía Nam với nhiều loại trái ngon, như: chôm chôm, mít, xoài, sầu riêng, thanh long ruột đỏ... Đây đều là những trái cây có tiềm năng xuất khẩu lớn.