GODACO Dự Kiến Xuất Khẩu Đạt 80 Triệu USD Năm 2014

Sáng ngày 15-1, ông Lê Sơn Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng (Khu công nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang) cho biết, với việc đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản mới, GODACO dự kiến xuất khẩu đạt 80 triệu USD trong năm 2014.
Nhà máy chế biến thủy sản mới của GODACO chuyên chế biến cá tra phi lê xuất khẩu, có tổng diện tích hơn 7 ha, bao gồm xưởng chế biến cá tra phi lê, xưởng chế biến bột cá, kho lạnh; có tổng vốn đầu tư hơn 250 tỷ đồng, trong đó hơn 150 tỷ đồng được đầu tư cho trang thiết bị hiện đại, băng chuyền tự động.
Nhà máy có công suất chế biến 150 tấn cá nguyên liệu/ngày và 100 tấn phụ phẩm cá/ngày ở giai đoạn 1; kho lạnh có sức chứa 5.000 tấn thành phẩm. Nhà máy đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho 1.500 lao động tại địa phương.
Trong định hướng phát triển, trong năm 2014 GODACO tiếp tục đầu tư vào vùng nguyên liệu lên 230 ha, đáp ứng 70% nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Đồng thời, GODACO tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 3 dây chuyền chế biến thức ăn; đẩy mạnh sản xuất hàng có giá trị gia tăng phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
GODACO là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến xuất khẩu thủy sản có quy mô tương đối lớn trên địa bàn tỉnh. Năm 2013, công ty đã xuất khẩu được 40 triệu USD, sang các thị trường châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ…
Có thể bạn quan tâm

Nhận định về cán cân thương mại 9 tháng đầu năm 2015, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, mức nhập siêu hàng hóa đang có xu hướng giảm dần theo thời gian và không đáng lo ngại...

Diện tích trồng tại huyện Thới Bình - thủ phủ của gừng Cà Mau năm nay tăng gấp 4 lần năm ngoái lên hơn 200ha, nhưng giá đang rớt mạnh.

Trước đây, trong kênh phân phối hiện đại, hàng ngoại thường chiếm ưu thế. Hiện nay, hàng Việt đã chứng tỏ được vị thế với vùng “phủ sóng” ngày càng rộng tại nhiều hệ thống phân phối hiện đại của DN trong và ngoài nước.

Từ đầu năm đến nay, giá tôm luôn ở mức thấp, người nuôi lãi rất ít, đồng thời tình hình dịch bệnh vẫn còn xảy ra. Người nuôi tôm đang kỳ vọng vào vụ cuối năm, tăng diện tích cũng như sản lượng để bù lại.

Muốn các hiệp định FTA trở nên có hiệu quả thì doanh nghiệp phải nắm vững về quy định hàm lượng xuất nội khối thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O).