Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gốc Hay Ngọn

Gốc Hay Ngọn
Ngày đăng: 22/06/2012

Mới đây, tại buổi tọa đàm về việc xuất khẩu rau, quả đến các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Cục phó Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) Hoàng Trung thông báo, từ giữa tháng 5 phải tạm dừng việc cấp phép xuất khẩu (XK) 5 loại rau quả gồm khổ qua (mướp đắng), ngò gai (mùi tàu), cần tây, húng quế, ớt ngọt vào thị trường EU.

Đây là biện pháp buộc phải đặt ra nhằm không làm ảnh hưởng đến việc XK các loại rau, quả tươi khác của Việt Nam. Bởi 5 loại rau, quả này thuộc nhóm nhiều lần bị cảnh báo khi xuất sang EU. Trong 4 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện 3 vụ, trong khi trước đó EU cảnh báo nếu có thêm 5 vụ vi phạm sẽ ngưng nhập toàn bộ sản phẩm rau, quả Việt Nam (VN). Năm 2010 phía EU đã đưa ra 29 cảnh báo về chất lượng rau quả có nguồn gốc từ VN, năm 2011 số vụ cảnh báo là 366 lần.

Xem xét những mặt hàng bị cảnh báo có liên quan đến loại rau quả mà một số nước EU trồng được, có thể xem đây là một hàng rào kỹ thuật để bảo hộ hàng sản xuất trong khu vực. Nhưng thực tế, có một số doanh nghiệp (DN) XK của VN đã độn thêm vào sau khi sản phẩm chính được kiểm dịch. Có lô hàng khi kiểm dịch chỉ 200 kg, nhưng đến nước nhập khẩu lên hơn 1 tấn làm tăng nguy cơ bị phát hiện. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản là do việc kiểm soát chất lượng rau, quả XK mới chỉ phần ngọn, thay vì ở phần gốc là nơi sản xuất. Hầu hết rau, quả XK vào EU trong nhóm nguy cơ cao chưa có vùng chuyên canh, chủ yếu khi DN có hợp đồng XK thì mua trong dân qua thương lái, sau đó sơ chế, đóng gói và XK. DN cho rằng, do phải mua hàng trăm loại với số lượng không nhiều nên không thể đầu tư cho vùng nguyên liệu nên chất lượng khó có thể kiểm soát được. Hậu quả, nhiều đơn hàng từ EU chuyển sang nhà sản xuất Thái Lan. Dù chất lượng rau quả VN không kém Thái Lan. Việc sơ chế, đóng gói giữa 2 nước không khác nhau về quy trình, nhưng ở Thái 
Lan, khi làm lạnh giảm nhiệt độ từ từ, không làm đột ngột như VN nên sản phẩm có thể để được lâu 5 - 7 ngày so với 2 - 3 ngày như VN. Đó là chưa kể, thủ tục kiểm dịch, thông quan ở VN lâu hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng các sản phẩm vốn được xem là “sáng rau, chiều rác”.

Việc các nước EU ngày càng quan tâm và khắt khe hơn trong việc kiểm soát chất lượng rau, quả tươi nên không thể tiếp tục cách làm cũ. Hiện VN chưa tạo ra được vùng sản xuất tập trung, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển và cả thủ tục thông quan. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu thuộc Cục BVTV, cho biết, rau XK cũng cần cách làm căn cơ như các loại trái cây thanh long, chôm chôm, nhãn, vú sữa, vải…

Để những mặt hàng này có thể xuất vào thị trường Mỹ, Nhật, Australia, New Zealand, Chile, Hàn Quốc, những quốc gia có hàng rào kiểm dịch chặt chẽ và khắc khe, cần phải có vùng chuyên canh rõ ràng, có mã số riêng theo tiêu chuẩn cụ thể, có nhà sơ chế và nhà máy xử lý đạt chuẩn (chiếu xạ hoặc hơi nước nóng). Để làm được chuyện này, giữa 2 nước có sự ký kết và triển khai đồng bộ nên tất cả những sản phẩm trái cây như thanh long, sau đó là chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa khi đã đến các nước trên đều đạt chất lượng theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Muốn làm được như vậy phải có thời gian triển khai. Vì vậy, việc XK rau, quả tươi sang EU hay đất nước nào khác cũng phải đi theo những quy trình, tạo ra chuỗi giá trị giữa các khâu.

Có thể bạn quan tâm

Trồng Nhãn Ido Trồng Nhãn Ido "Né" Bệnh "Chổi Rồng"

Thời gian gần đây, bệnh “chổi rồng” đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, nhiều nhất là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm, hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Từ đây, một giải pháp trước mắt để phòng, chống bệnh “chổi rồng” đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng”.

21/11/2014
Vú Sữa Lò Rèn Cho Lợi Nhuận Cao Vú Sữa Lò Rèn Cho Lợi Nhuận Cao

Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.

21/11/2014
Việt Nam Không Bán Phá Giá Filet Cá Tra, Cá Ba Sa Vào Hoa Kỳ Việt Nam Không Bán Phá Giá Filet Cá Tra, Cá Ba Sa Vào Hoa Kỳ

“Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ. Việc Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

21/11/2014
Cây Sapô Giúp Hàng Ngàn Hộ Dân Thoát Nghèo Cây Sapô Giúp Hàng Ngàn Hộ Dân Thoát Nghèo

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây sapô lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay sapô đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây sapô. Tới đây, diện tích trồng sapô của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.

21/11/2014
Sản Lượng Lương Thực Năm 2014 Ước Đạt Gần 1,37 Triệu Tấn Sản Lượng Lương Thực Năm 2014 Ước Đạt Gần 1,37 Triệu Tấn

Báo cáo kết quả sản xuất lương thực trong năm, ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt gần 1,37 triệu tấn (đạt trên 103% kế hoạch đề ra). Trong đó, đối với cây lúa, diện tích gieo trồng cả năm trên 230.605 ha, năng suất bình quân 58,77 tạ/ha (tăng 1,53 tạ/ha so với năm 2013), sản lượng trên 1,35 triệu tấn; cây lương thực có hạt (chủ yếu là cây bắp) xuống giống trên 4.000 ha, sản lượng thu hoạch trên 14 nghìn tấn.

21/11/2014