Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Chia sẻ tại Hội nghị bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN xuất nhập khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi ngày 14/5, ông Lê Thanh Vân- Tổng giám đốc Công ty CP Đắk Lắk cho biết, thời gian qua do hoạt động xuất khẩu mật ong có nhiều thuận lợi nên số DN tham gia xuất khẩu mật ong gia tăng nhanh chóng.
Nhiều DN không có đàn ong, không sản xuất mật ong theo quy trình cũng tham gia xuất khẩu dẫn đến cảnh tranh mua, tranh bán gây không ít khó khăn cho các DN làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu thức ăn để nuôi ong cũng gặp khó khăn về cấp phép, khảo nghiệm. Ông Vân đề xuất, để thuận lợi cho DN nuôi ong, việc nhập thức ăn chăn nuôi nên giao cho các trại nuôi ong tự khảo nghiệm và tự nhập khẩu.
Trước phản ánh của DN, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, hiện Bộ vẫn chỉ đạo các đơn vị phải thực hiện kiểm tra ATVSTP, kiểm dịch khi vận chuyển đối với các sản phẩm mật ong lưu hành trên thị trường. Song trước thực trạng này phải kiểm tra chặt chẽ hơn. Đối với vướng mắc trong nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ong, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Cục chăn nuôi phải chấn chỉnh và có thông tư chuyên đề về quản lý thức ăn chăn nuôi ong.
Liên quan đến vấn đề kiểm dịch, ông Trương Hữu Nghị- Chủ DN tư nhân Vĩnh Nghiệp bức xúc, khi chuyển sản xuất trứng vịt muối xuất khẩu dù DN đã làm kiểm dịch tại địa phương nhưng khi vận chuyển trứng qua các tỉnh khác vẫn phải xuất trình giấy và đóng phí kiểm dịch. Điều này gây mất thời gian và phát sinh chi phí cho DN.
Giải đáp vướng mắc này, ông Phạm Văn Đông- Cục trưởng Cục Thú Y cho hay, theo quy định, các cơ sở đảm bảo đủ yêu cầu chỉ phải kiểm dịch một lần tại nơi sản xuất. Do đó, Cục Thú y sẽ có văn bản xử lý đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra kiểm tra lại các Chi cục tại các tuyến đường.
Nhiều DN còn phản ánh họ đang gặp khó khăc với các quy định đăng ký khuyến mãi, thủ tục xuất khẩu thịt heo sang Nhật, công nhận tạo giống mới để xuất khẩu. Thậm chí, DN còn găp bất cập trong các quy định về xử lý nước thải trong chăn nuôi. Trước các thông tin trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu các đơn vị có thẩm quyền giải quyết đồng thời nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất khẩu cho DN.
Có thể bạn quan tâm

Đang dạy ngon lành ở Trường Tiểu học Giai Xuân 1, đùng cái, ông Nguyễn Thanh Xuân, ấp Thới An B, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ xin nghỉ về làm vườn khiến bạn bè, đồng nghiệp ngỡ ngàng. Rồi ND Xuân trở thành tỷ và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích SXKD giỏi.

Chuyện thật như đùa này xảy ra ở nhiều vùng nông thôn tỉnh Phú Yên. Nhiều người dân đang khóc dở, mếu dở khi trồng cà dĩa nhưng khi thu hoạch thì không biết là trái cà gì.

Vụ mùa năm nay, người dân ở thôn Mịn To, xã Trù Hựu (Lục Ngạn- Bắc Giang) đã có nguồn thu bạc tỷ từ củ đậu. Chúng tôi về thăm cánh đồng thôn Mịn To đúng dịp bà con đang tất bật thu hoạch cây củ đậu để tiếp tục làm đất sản xuất vụ đông

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh, tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh, đã có 94,5 ha diện tích tôm bị dịch bệnh, tăng 61,1 ha so với cùng kỳ và chiếm 5% diện tích tôm thả nuôi toàn tỉnh. Trong đó, bệnh do vi-rút đốm trắng 21,5 ha và bệnh do môi trường 73 ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện Hoài Nhơn và Tuy Phước.

Người chăn nuôi chưa kịp khôi phục lại đàn lợn do tin đồn về dịch tai xanh, bây giờ lại lao đao với thông tin về chất tạo nạc.