Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Chia sẻ tại Hội nghị bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN xuất nhập khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi ngày 14/5, ông Lê Thanh Vân- Tổng giám đốc Công ty CP Đắk Lắk cho biết, thời gian qua do hoạt động xuất khẩu mật ong có nhiều thuận lợi nên số DN tham gia xuất khẩu mật ong gia tăng nhanh chóng.
Nhiều DN không có đàn ong, không sản xuất mật ong theo quy trình cũng tham gia xuất khẩu dẫn đến cảnh tranh mua, tranh bán gây không ít khó khăn cho các DN làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu thức ăn để nuôi ong cũng gặp khó khăn về cấp phép, khảo nghiệm. Ông Vân đề xuất, để thuận lợi cho DN nuôi ong, việc nhập thức ăn chăn nuôi nên giao cho các trại nuôi ong tự khảo nghiệm và tự nhập khẩu.
Trước phản ánh của DN, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, hiện Bộ vẫn chỉ đạo các đơn vị phải thực hiện kiểm tra ATVSTP, kiểm dịch khi vận chuyển đối với các sản phẩm mật ong lưu hành trên thị trường. Song trước thực trạng này phải kiểm tra chặt chẽ hơn. Đối với vướng mắc trong nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ong, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Cục chăn nuôi phải chấn chỉnh và có thông tư chuyên đề về quản lý thức ăn chăn nuôi ong.
Liên quan đến vấn đề kiểm dịch, ông Trương Hữu Nghị- Chủ DN tư nhân Vĩnh Nghiệp bức xúc, khi chuyển sản xuất trứng vịt muối xuất khẩu dù DN đã làm kiểm dịch tại địa phương nhưng khi vận chuyển trứng qua các tỉnh khác vẫn phải xuất trình giấy và đóng phí kiểm dịch. Điều này gây mất thời gian và phát sinh chi phí cho DN.
Giải đáp vướng mắc này, ông Phạm Văn Đông- Cục trưởng Cục Thú Y cho hay, theo quy định, các cơ sở đảm bảo đủ yêu cầu chỉ phải kiểm dịch một lần tại nơi sản xuất. Do đó, Cục Thú y sẽ có văn bản xử lý đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra kiểm tra lại các Chi cục tại các tuyến đường.
Nhiều DN còn phản ánh họ đang gặp khó khăc với các quy định đăng ký khuyến mãi, thủ tục xuất khẩu thịt heo sang Nhật, công nhận tạo giống mới để xuất khẩu. Thậm chí, DN còn găp bất cập trong các quy định về xử lý nước thải trong chăn nuôi. Trước các thông tin trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu các đơn vị có thẩm quyền giải quyết đồng thời nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất khẩu cho DN.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên 250 ha. Những năm qua, tình hình dịch bệnh tôm nuôi gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi tôm ở đây, nên diện tích nuôi tôm ngày càng giảm đáng kể. Trước thực trạng đó, huyện đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp hướng đến nuôi tôm bền vững.

Từ năm 1999, khi Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh thành công thì phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển, ngày càng mở rộng và khởi sắc. Hiện nay, diện tích nuôi tôm thâm canh trên 10 ngàn héc-ta, tập trung ở Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

Tôm hùm ở Khánh Hòa rớt giá từ 400.000 - 750.000 đồng/kg. Việc mua bán phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc khiến nuôi loài thủy sản có giá trị này như bước vào canh bạc
Từ đầu tháng 4/2015 đến nay, liên tục trong 02 đợt thu mẫu giám sát mầm bệnh tại số kênh cấp của vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng rất cao (chiếm trên 80% số mẫu giám sát), kết hợp với tình trạng nắng nóng từ đầu tháng tư đến nay và dự báo là sẽ còn kéo dài chính là điều kiện bất lợi dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi.

Hàng năm vào mùa sứa biển, vùng biển xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lại trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Mỗi ngày, ở đây có đến hàng trăm tàu, thuyền, mủng đánh bắt sứa; sản lượng ước tính 7 - 8 vạn đầu con. Tuy nhiên, mùa sứa năm nay ở Quan Lạn được cho là buồn nhất trong 5 năm trở lại đây, bởi mức tiêu thụ giảm mạnh.