Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Chia sẻ tại Hội nghị bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN xuất nhập khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi ngày 14/5, ông Lê Thanh Vân- Tổng giám đốc Công ty CP Đắk Lắk cho biết, thời gian qua do hoạt động xuất khẩu mật ong có nhiều thuận lợi nên số DN tham gia xuất khẩu mật ong gia tăng nhanh chóng.
Nhiều DN không có đàn ong, không sản xuất mật ong theo quy trình cũng tham gia xuất khẩu dẫn đến cảnh tranh mua, tranh bán gây không ít khó khăn cho các DN làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu thức ăn để nuôi ong cũng gặp khó khăn về cấp phép, khảo nghiệm. Ông Vân đề xuất, để thuận lợi cho DN nuôi ong, việc nhập thức ăn chăn nuôi nên giao cho các trại nuôi ong tự khảo nghiệm và tự nhập khẩu.
Trước phản ánh của DN, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, hiện Bộ vẫn chỉ đạo các đơn vị phải thực hiện kiểm tra ATVSTP, kiểm dịch khi vận chuyển đối với các sản phẩm mật ong lưu hành trên thị trường. Song trước thực trạng này phải kiểm tra chặt chẽ hơn. Đối với vướng mắc trong nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ong, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Cục chăn nuôi phải chấn chỉnh và có thông tư chuyên đề về quản lý thức ăn chăn nuôi ong.
Liên quan đến vấn đề kiểm dịch, ông Trương Hữu Nghị- Chủ DN tư nhân Vĩnh Nghiệp bức xúc, khi chuyển sản xuất trứng vịt muối xuất khẩu dù DN đã làm kiểm dịch tại địa phương nhưng khi vận chuyển trứng qua các tỉnh khác vẫn phải xuất trình giấy và đóng phí kiểm dịch. Điều này gây mất thời gian và phát sinh chi phí cho DN.
Giải đáp vướng mắc này, ông Phạm Văn Đông- Cục trưởng Cục Thú Y cho hay, theo quy định, các cơ sở đảm bảo đủ yêu cầu chỉ phải kiểm dịch một lần tại nơi sản xuất. Do đó, Cục Thú y sẽ có văn bản xử lý đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra kiểm tra lại các Chi cục tại các tuyến đường.
Nhiều DN còn phản ánh họ đang gặp khó khăc với các quy định đăng ký khuyến mãi, thủ tục xuất khẩu thịt heo sang Nhật, công nhận tạo giống mới để xuất khẩu. Thậm chí, DN còn găp bất cập trong các quy định về xử lý nước thải trong chăn nuôi. Trước các thông tin trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu các đơn vị có thẩm quyền giải quyết đồng thời nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất khẩu cho DN.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 01-3, tại xã Nhơn Hải (Ninh Hải), Ban quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ (Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố) tổ chức Hội thảo đầu bờ Mô hình sản xuất tỏi theo hướng an toàn.

Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã biết hạn chế sử dụng thuốc hóa học, chuyển sang hướng sinh học có lợi hơn cho môi trường. Họ đã không ngại khó, chủ động nuôi nấm xanh để phòng trừ rầy nâu trên lúa, góp phần giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm trong sản xuất.

Những năm qua, phong trào nuôi trồng thủy sản ở Kiến Xương (Thái Bình) ngày càng phát triển với nhiều đối tượng vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến ba ba. Nhờ mạnh dạn đưa ba ba vào nuôi, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Ngày 5-10, UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã tổ chức lực lượng cưỡng chế, tháo dỡ hàng loạt bè nuôi tôm trái phép tại khu vực gần bãi tắm Bình Sơn - Ninh Chữ.

Mận (roi) là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, mận được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30oC.