Gỡ khó cho con tôm Cà Mau

Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ở loại hình nuôi tôm công nghiệp là 233,17 ha; trong đó bệnh gan tụy là 146,99 ha, bệnh đốm trắng 25,31 ha. Trên tôm nuôi quảng canh cải tiến và quảng canh truyền thống là 1.450,5 ha, tăng 240 ha so với tháng trước.
Qua khảo sát trực tiếp vùng nuôi, nắm bắt tình hình nuôi, nghe những chia sẻ của nông dân nuôi tôm trước những khó khăn trên, nhiều giải pháp được lãnh đạo các sở ngành như Chi cục Thú y, Phòng NN&PTNT các huyện chia sẻ, như tăng cường kiểm soát giá và chất lượng vật tư đầu vào, người nuôi cần tuân thủ khuyến cáo lịch thời vụ của ngành chuyên môn; nuôi mật độ thưa để giảm chi phí, tăng sản lượng và lợi nhuận…
Có thể bạn quan tâm

Đang vào mùa nước đổ, nhiều ngư dân trên sông Hậu, sông Vàm Nao giăng lưới dính nhiều cá cầy. Loại cá này như cá mè vinh, nhưng có kích thước và trọng lượng lớn hơn.

Ngày 4/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị bàn giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng tôm giống.

Hiện nay, Tiền Giang chỉ mới có một cơ sở nuôi tôm sú tại xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông đạt VietGAP. Tuy nhiên, dự kiến đến cuối năm 2015, toàn tỉnh sẽ có thêm 19 hộ nuôi tôm nước lợ và cá tra được chứng nhận VietGAP.

Theo Đề án, An Giang quy hoạch sản xuất cá tra đến năm 2020 đạt 1.430 ha chủ yếu ở các địa phương như sau: Long Xuyên, Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới và Phú Tân.

Từ tháng 3-2015 đến nay, hiện tượng nghêu chết hàng loạt trên diện rộng và kéo dài ở các hợp tác xã (HTX) thủy sản ven biển Bến Tre đã làm giảm thu nhập của người dân. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như nắng nóng kéo dài, độ mặn trong nước biển tăng cao và bị nhiễm bẩn. Cơ quan Thú y Vùng VI đã phát hiện vi khuẩn trên các mẫu thử gửi của khu vực biển Bình Đại. Đến nay, mọi công tác khắc phục chỉ có thể ở mức tương đối…