Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

GL101- Giống Lúa Cực Ngắn Ngày

GL101- Giống Lúa Cực Ngắn Ngày
Ngày đăng: 31/05/2012

Giống lúa GL101 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo, chọn lọc theo phương pháp phả hệ từ vụ xuân 2007, đã qua khảo nghiệm quốc gia được đánh giá là giống có triển vọng tốt.

Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Hải Dương cùng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm vừa tổ chức hội nghị đầu bờ giống lúa GL101 tại xã Bình Minh, huyện Bình Giang (Hải Dương).

Giống lúa GL101 có thời gian sinh trưởng vụ xuân 110-115 ngày, vụ mùa 80-85 ngày; năng suất vụ xuân 58-62 tạ/ha, vụ mùa 52-59 tạ/ha; hạt gạo dài, trong, chất lượng cơm trung bình; khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận khá. Vụ xuân 2012, giống lúa GL101 được trồng mô hình thử nghiệm 12ha trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Hợp tác xã (HTX) Bình Minh 5ha, HTX Đồng Lạc 1ha, Xí nghiệp Giống cây trồng và chế biến Nông lâm sản Chí Linh 6ha.

GL101 là giống lúa cực ngắn ngày (thời điểm hội nghị, giống GL101 đã chín sáp, trong khi giống lúa đối chứng BT7 gieo cùng trà nhưng chưa trỗ), khả năng chống đổ, chịu rét và chống chịu sâu bệnh khá, tiềm năng năng suất cao, rất phù hợp đưa vào cơ cấu lúa mùa sớm ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nhằm giải phóng đất nhanh để trồng cây vụ đông ưa ấm, hoặc làm giống dự phòng…

Tuy nhiên, để có cơ sở tiến tới công nhận giống, cần tiếp tục khảo nghiệm diện rộng trong vụ mùa để đánh giá thêm về năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là bệnh bạc lá (giống GL101 có bản lá hơi rộng).

Có thể bạn quan tâm

Kế Sách (Sóc Trăng) làm giàu nhờ hợp tác nuôi gà Kế Sách (Sóc Trăng) làm giàu nhờ hợp tác nuôi gà

Bà con nông dân ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vốn gắn bó với nghề chăn nuôi từ lâu. Bên cạnh việc trồng lúa, hầu hết nông hộ đều có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những năm 2010 trở về trước, nuôi heo nái và heo thịt quy mô gia trại là thế mạnh ở đây.

19/05/2015
Nghề nuôi trâu ở Phước Thắng (Bình Định) Nghề nuôi trâu ở Phước Thắng (Bình Định)

Là xã thuần nông, những năm qua xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, toàn xã có 1.699 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp. Vật nuôi cho giá trị thu nhập cao nhất phải kể đến con trâu.

19/05/2015
Bò ngoại trên đất khó Bò ngoại trên đất khó

Nằm trong vùng sinh thái có khí hậu đặc thù của Tây Nguyên, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 – 1.800 mm, với diện tích đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, đa dạng rất thích hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc, việc đưa bò ngoại vào chăn nuôi thử nghiệm tại huyện M’Drak thành công đã mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành chăn nuôi Dak Lak.

19/05/2015
Tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi an toàn sinh học Tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi an toàn sinh học

Hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Liêm ở ấp Lương Phú B, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chăn nuôi gà tre theo mô hình an toàn sinh học cho thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng.

19/05/2015
Ngành chăn nuôi nhập giống tốt thay vì lưu giữ giống bản địa Ngành chăn nuôi nhập giống tốt thay vì lưu giữ giống bản địa

Để giúp ngành chăn nuôi trong nước tăng nhanh sản lượng thịt, sữa, giảm lượng nhập khẩu thì chỉ còn một cách là phải nhập nhiều hơn nữa các giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao từ các nước trên thế giới về cho người dân, doanh nghiệp chăn nuôi.

19/05/2015