Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp nông sản Việt vào siêu thị loay hoay tìm đầu ra cho nông sản

Giúp nông sản Việt vào siêu thị loay hoay tìm đầu ra cho nông sản
Ngày đăng: 17/09/2015

Nhiều loại nông sản nhỏ lẻ, phân tán nên không liên kết được với các doanh nghiệp để tiêu thụ. Tuy nhiên, để nông sản vào được hệ thống siêu thị lại càng khó hơn do rào cản từ chính phương thức sản xuất của người nông dân và điều kiện ngặt nghèo từ phía các siêu thị.

Phụ thuộc thương lái

Trực tiếp đến vùng nhãn Hồng Nam, tỉnh Hưng Yên, phóng viên báo Tin Tức ghi nhận nhiều ý kiến bà con trồng nhãn nơi đây về việc hoàn toàn phụ thuộc vào các thương lái. Các hộ trồng nhãn cho biết, hằng năm đến mùa thu hoạch thì các thương lái về thu mua. Nông dân chỉ biết trồng, nếu thương lái không thu mua thì không biết bán cho ai. Và giá cả vì thế cũng rất bấp bênh do phụ thuộc rất nhiều vào thương lái.

Nhãn lồng tại Hợp tác xã Hồng Nam (Hưng Yên) mặc dù đã có thương hiệu nhưng vẫn chủ yếu tiêu thụ qua các thương lái. Số nhãn vào được siêu thị không đáng kể.

Năm 2006, xã Hồng Nam thành lập mô hình hợp tác xã để thu mua nông sản cho bà con với quy mô 300 ha, sản lượng 6.000 tấn/năm. Tuy nhiên, theo ông Trịnh Văn Thinh, Chủ nhiệm hợp tác xã, số nhãn tiêu thụ tại các siêu thị, nhà hàng mới chiếm khoảng 5% sản lượng. “Chúng tôi mong muốn tìm được đầu ra ổn định cho thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên thông qua các doanh nghiệp đến thu mua, hay ký kết được các hợp đồng tiêu thụ lớn với các siêu thị và nhà hàng”, ông Thinh chia sẻ.

Tại Hải Dương, người dân trồng hành cũng đang gặp nhiều khó khăn, khi đến mùa thu hoạch thì thấp thỏm lo âu không có người về thu mua. Bà Cao Thị Hải ở thôn Vũ Xá, xã Thất Hùng, huyện Kinh Môn, cho biết: “Cả 4 thôn trong xã đều trồng hành, có nhà trồng hơn 1 mẫu.

Hình thức tiêu thụ vẫn là bán trực tiếp cho các thương lái đi thu mua trong dân. Năm ngoái, giá hành cao hơn, mỗi sào được khoảng 10 triệu đồng nhưng năm nay chỉ khoảng hơn 7 triệu đồng mà cũng ít thương lái thu mua. Nhiều hộ lo lắng không bán được nên phải chèo kéo đủ cách, bán đổ bán tháo, mong thu lại vốn”.

Bà Hải cho rằng, để đảm bảo lâu dài cho người dân chuyển đổi cây trồng và chuyên canh thì chính quyền cần tích cực xúc tiến đầu tư, để các doanh nghiệp và hệ thống siêu thị về thỏa thuận ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Những nông sản có thương hiệu thì càng mong muốn được bán tại siêu thị để quảng bá thương hiệu và nâng cao giá trị của sản phẩm. Ông Lục Văn Nhàn, Chủ tịch Hiệp hội Gà đồi Chí Linh (Hải Dương) chia sẻ, hiện nay, gà đồi Chí Linh được nhiều thị trường ưa chuộng, bán ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội.

Các gia đình nuôi gà ở đây mong muốn gà đồi được phân phối đến với nhiều thị trường hơn nữa, cụ thể là vào nhiều siêu thị, nhà hàng khắp cả nước.

Bất cập khâu sản xuất

Mặc dù là vựa rau lớn bậc nhất miền Bắc với nhiều vùng sản xuất tập trung: cà rốt, hành tỏi, bí, củ đậu, rau ăn lá... (riêng diện tích rau màu cả năm của tỉnh Hải Dương ước khoảng 39.000 ha, sản lượng 900.000 tấn), nhưng Hải Dương gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ.

Một số sản phẩm được thị trường đánh giá cao nhưng chưa xây dựng được nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý như: hành tỏi, cà rốt, ổi, na, cá lồng... dẫn đến khó tìm đầu ra cho sản phẩm. Đại diện ngành nông nghiệp Hải Dương cho biết, sản phẩm muốn vào siêu thị thì phải có thương hiệu tốt nhưng do phương thức sản xuất lạc hậu nên việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vẫn còn nhiều khó khăn.

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Sở Nông Nghiệp tỉnh Hưng Yên) cũng thừa nhận, hàng hóa muốn vào siêu thị phải đạt chuẩn VietGAP, tuy nhiên chi cục không chứng nhận được mà chỉ hỗ trợ nông dân xây dựng các vùng hàng hóa đạt chuẩn.

“Chi cục kiểm tra, giám sát doanh nghiệp có thực hiện đúng các tiêu chuẩn VietGAP không. Tuy nhiên chính doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu hàng vào siêu thị không đạt yêu cầu, chứ chúng tôi không thể chịu trách nhiệm giúp”, ông Trần Nguyên Tháp, Chi cục trưởng cho hay.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, đặc điểm của các hộ sản xuất nông sản ở Việt Nam hiện nay là quy mô nhỏ, phân tán, hình thức mua bán chủ yếu là tại vườn, thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc phải tạm ứng trước… Vì vậy, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hàng hóa số lượng lớn hay những quy trình mua bán bằng hợp đồng, thanh toán sau của siêu thị.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Lang Chánh Tập Trung Phát Triển Cây Cao Su Huyện Lang Chánh Tập Trung Phát Triển Cây Cao Su

Thực hiện Nghị quyết số 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Lang Chánh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó có việc ban hành Nghị quyết số 15 về “Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020”.

19/12/2014
Xuất Khẩu Hồ Tiêu Đạt Mức Kỷ Lục Xuất Khẩu Hồ Tiêu Đạt Mức Kỷ Lục

Cuối tháng 10-2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đạt 1,1 tỷ USD và lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “Câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu ấn tượng này, tiêu Việt Nam đang thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.

19/12/2014
Nhiều Mô Hình Hỗ Trợ Nông Dân Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi Nhiều Mô Hình Hỗ Trợ Nông Dân Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi

Ngoài ra, ngành nông nghiệp đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN, hộ sản xuất xây dựng và đưa vào sản xuất các trại giống chất lượng cao như vịt siêu thịt ở huyện Châu Đức, gà lông màu tại 3 huyện Châu Đức, Tân Thành và Xuyên Mộc, phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai nhiều lớp tập huấn, giới thiệu kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, vật nuôi chất lượng cao có thị trường lớn cho người dân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

19/12/2014
Rau Xanh Phục Vụ Tết Cạnh Tranh Bằng Giải Pháp Sản Xuất Rau An Toàn Rau Xanh Phục Vụ Tết Cạnh Tranh Bằng Giải Pháp Sản Xuất Rau An Toàn

Theo kế hoạch sản xuất rau xanh vụ Đông-Xuân 2014-2015, BR-VT sẽ xuống giống hơn 2.000ha rau các loại. Trong đó có khoảng 1.000ha rau phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Với diện tích rau khá lớn trong dịp Tết, ngành nông nghiệp đưa ra nhận định nguồn cung rau sẽ dồi dào và phải cạnh tranh mạnh mẽ với nguồn rau từ các địa phương khác đổ về.

19/12/2014
Bưởi, Quýt Phục Vụ Tết Ất Mùi-2015 Dự Báo Mất Mùa Bưởi, Quýt Phục Vụ Tết Ất Mùi-2015 Dự Báo Mất Mùa

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, 2 loại trái cây phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi-2015 được trồng nhiều trên địa bàn tỉnh là bưởi da xanhvà quýt đường đều thất thu. Trong đó, sản lượng quýt dự kiến giảm 50% do diện tích trồng quýt đã giảm mạnh, bưởi giảm 30-40% do sâu bệnh làm rụng trái non.

19/12/2014