Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp nông dân làm giàu

Giúp nông dân làm giàu
Ngày đăng: 12/10/2015

Giàu nhờ vốn vay Agribank

Cái nắng khét lẹt miền gió Lào cát trắng không làm vơi đi nụ cười ngọt dịu của bà Lê Thị Tâm (SN 1958, thôn Tân Trang, Cam Thành, Cam Lộ, Quảng Trị).

Dẫn chúng tôi vòng quanh trang trại rộng hơn 10 ha của mình, bà Tâm phấn khởi và nói cũng nhờ nguồn vốn Agribank Quảng Trị tôi mới có cơ ngơi bề thế mỗi năm cho tiền tỷ như hôm nay.

Bà Tâm kể, sau khi xuất ngũ với bản tính chịu khó bà muốn mở trang trại chăn nuôi làm giàu. Tuy nhiên, điều khó nhất bà gặp phải là không có đất và nguồn vốn.

Với quyết tâm làm giàu, bà Tâm vay mượn người thân mua 10 ha đất cằn cỗi, bạc màu ở xã Cam Thành. Tháng 6.2011, bà lập hồ sơ thực hiện dự án xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt và được địa phương đồng ý.

Tuy nhiên, người thân, xóm giềng không tin bà Tâm có thể làm được trang trại ở vùng đất chẳng hề đọng một giọt nước. “Có người bảo tôi là Tâm điên” – bà Tâm nhớ lại.

Nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ vốn vay Agribank, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có cơ hội phát triển cây cà phê, cây tiêu… để thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Thuyết phục mãi, bà được chị em trong gia đình cho mượn tiền làm ăn, nhưng chẳng bõ bèn gì so với nhu cầu thực tế để mở trang trại.

Trong lúc khó khăn, bà Tâm được Hội Nông dân huyện giới thiệu đến Ngân hàng Agribank chi nhánh Cam Lộ vay vốn tín chấp 1,25 tỷ đồng giúp bà xây dựng thành công mô hình trang trại khép kín trên diện tích 10 ha.

Trong đó, chuồng trại chăn nuôi có quy mô 1.000 con lợn thịt; 30 lợn siêu nạc; nhân giống thêm 50 lợn nái rừng; 70 con chó lai; trên 2.000 con gà; 300 con ngan, vịt; 2 hồ cá các loại.

Ngoài ra bà Tâm còn trồng thêm 50 gốc thanh long ruột đỏ; 500 cây bơ; 3 ha tràm và 1 ha cỏ nuôi bò…

Nhờ vay vốn từ ngân hàng Agribank, bà Tâm đã phát triển thành công trang trại của mình.

Qua 3 năm, mô hình trang trại tổng hợp giúp bà Tâm có doanh thu mỗi năm trên 1 tỷ đồng, lãi ròng 300 triệu/năm.

Để có thành công như hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản thân phải kể đến sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời của ngân hàng Agribank về nguồn vốn vay”-  bà Tâm cảm kích.

Luôn là người bạn đồng hành

Ông Nguyễn Văn Nam – Tổ trưởng tổ vay vốn chi hội nông dân Vinh Quang Hạ (Gio Quang, Gio Linh, Quảng Trị) cũng vui mừng cho biết, từ năm 2013 đến nay chi hội có trên 70 thành viên gia nhập và tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng Agribank, dư nợ trên 4 tỷ đồng.

Nhờ nguồn vốn vay nhanh chóng của Agribank mà chi hội có trên 70% hộ khá, giàu được huyện, tỉnh đánh giá rất cao.

Như mô hình sản xuất than củi trấu của anh Nguyễn Văn Phú ngoài ý nghĩa góp phần làm sạch môi trường, còn tạo việc làm cho 12 lao động, doanh thu hàng năm đạt trên 800 triệu đồng, lãi ròng 300 triệu đồng/năm.

Hay mô hình chăn nuôi của anh Trần Đăng Tài quy mô 30 lợn nái, 200 lợn thịt hàng năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí…

Ông Hoàng Minh Thông – Giám đốc Agribank Quảng Trị cho biết, đến cuối tháng 6.2015, nguồn vốn huy động của Agribank Quảng Trị đạt trên 5.531 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt gần 5.074 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn 3.924 tỷ, chiếm tỷ lệ hơn 77% tổng dư nợ...

“Trong thời gian tới, Agribank Quảng Trị tiếp tục đầu tư tín dụng cho nông dân, nhất là ngư dân để họ có điều kiện mua mới, cải tạo, sửa chữa các phương tiện đánh bắt trung và xa bờ hoạt động có hiệu quả…

“Chúng tôi sẽ luôn là người bạn đồng hành giúp người dân thoát nghèo, làm giàu” – ông Thông nhấn mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Vươn lên từ nuôi tằm trứng Vươn lên từ nuôi tằm trứng

Hiện nay, người nông dân không chỉ nuôi tằm bán kén, mà còn nuôi tằm trứng cung cấp giống. Bà Đỗ Thị Hoa, thôn Đức Thành, xã Hoài Đức, Lâm Hà (Lâm Đồng) là người có uy tín, chuyên nuôi tằm trứng cung cấp tằm con cho hàng trăm nông hộ trong vùng dâu Hoài Đức.

10/09/2015
Mô hình chăn nuôi bò Hoàng Anh Gia Lai phấn khởi bước vào giai đoạn II Mô hình chăn nuôi bò Hoàng Anh Gia Lai phấn khởi bước vào giai đoạn II

Ông Nguyễn Ngọc Mai-Phó Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi Hoàng Anh Gia Lai (thuộc Tập đoàn HAGL) đưa chúng tôi đến thăm trại chăn nuôi bò Đak Yă vào một ngày khá mát trời. Ngoài những cánh đồng cỏ xanh mướt, với quy mô hàng chục ngàn con, trại bò thịt và trại bò sữa được chăn nuôi ở 2 khu riêng biệt, có chế độ chăm sóc khác nhau.

10/09/2015
Phát triển mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học Phát triển mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học

Xuất phát từ hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong vấn đề giảm thiểu tác hại đến môi trường, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với HTX Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp thị trấn Phú Hòa (Phú yên) đã triển khai mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học. Từ thành công của mô hình này, hiện nay nhiều hộ nuôi heo ở các địa phương đã nhân rộng hình thức nuôi heo bằng đệm lót sinh học.

10/09/2015
Cải tạo đàn dê, hộ nuôi tin tưởng Cải tạo đàn dê, hộ nuôi tin tưởng

Đây là mô hình do anh Võ Nhật Nam, sinh năm 1986, ấp Hòa Phú xã Định Thành (Thoại Sơn - An Giang) đang thực hiện. Với chuyên môn Trung cấp chăn nuôi thú y, nhận thấy dê là loài động vật dễ nuôi, khả năng kháng bệnh tốt, được nhiều hộ dân đầu tư để cải thiện kinh tế gia đình… anh Nam quyết định chọn và lai tạo giống dê hiện có của mình để đáp ứng nhu cầu của các hộ dân có ý tưởng đầu tư chăn nuôi. Mô hình đã đem lại tín hiệu khả quan cho cả anh lẫn hộ nuôi trong và ngoài địa phương.

10/09/2015
Nuôi vịt trời cho thu nhập cao Nuôi vịt trời cho thu nhập cao

Mô hình chăn nuôi vịt trời của gia đình anh Hồ Xuân Lý ở xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và còn tạo việc làm cho nhiều hộ dân trong vùng

10/09/2015