Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp nông dân đưa nông sản ra phố

Giúp nông dân đưa nông sản ra phố
Ngày đăng: 04/10/2015

Ông Tô Hải Long - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp nông dân cho biết, mục đích của chương trình phối hợp là nhằm tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và kết nối nông dân, doanh nghiệp với người tiêu dùng; xây dựng các thương hiệu nông sản do Hội Nông dân làm chủ nhãn hiệu.

 

Điểm giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn phường Đồng Tâm thu hút rất đông người mua.  

Ông Long nhấn mạnh, chương trình phối hợp còn tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn cho nông dân về nhu cầu thị trường và giải pháp sản xuất phù hợp, đúng tiêu chuẩn an toàn, xây dựng các mô hình thí điểm liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm…

Bà Hoàng Thị Hậu – Chủ nhiệm HTX Rau hữu cơ xã Thanh Xuân (Sóc Sơn) cho biết:

“Chúng tôi rất mong muốn những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được đông đảo người tiêu dùng biết đến và đón nhận”.

Hiện, toàn xã Thanh Xuân có 24ha trồng rau hữu cơ, mỗi tháng cung cấp ra thị trường 40 – 45 tấn rau các loại.

Theo bà Hậu, số rau này mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thị trường.

Ngay sau lễ ký kết, 2 bên đã tổ chức khai trương điểm giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn với hơn 20 chủng loại rau củ quả của nông dân 3 huyện Sóc Sơn, Thạch Thất và Phúc Thọ.

Chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng nên sau khai trương 1 tiếng đồng hồ, các mặt hàng rau củ quả đã được người tiêu dùng mua gần như hết sạch.

Tay xách nặng 2 túi đựng đầy rau, bí xanh, mướp, khoai tây, bà Nguyễn Thị Vui – Tổ trưởng tổ dân phố 3B, phường Đồng Tâm chia sẻ:

“Từ lâu chúng rất quan tâm đến các sản phẩm nông nghiệp an toàn nhưng không biết làm thế nào để tiếp cận. Nay UBND phường, quận phối hợp tổ chức chương trình này, chúng tôi rất phấn khởi.

Tôi hy vọng sẽ có thêm nông sản để chúng tôi đỡ phải tranh nhau như hôm nay”.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Nuôi Tôm 2013 Tiến Độ Thả Giống Chậm Vụ Nuôi Tôm 2013 Tiến Độ Thả Giống Chậm

Vụ tôm sú 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng người dân ở Trà Vinh, Bến Tre vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và đã cạn vốn.

13/04/2013
Cùng Nhà Nông Cơ Giới Hoá Đồng Ruộng Cùng Nhà Nông Cơ Giới Hoá Đồng Ruộng

Nhờ được vay vốn không phải trả lãi, nhiều hộ ND ở Hải Dương đã có điều kiện mua máy cày, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp, ô tô tải nhẹ...

06/06/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Ong Mật Làm Giàu Từ Nuôi Ong Mật

Với sự năng động, dám nghĩ dám làm và bằng kiến thức tích lũy được qua tìm tòi, nghiên cứu, anh Trần Văn Biên ở thôn Bình Tiến, xã Phước Minh (Bù Gia Mập - Bình Phước) đã có một trang trại nuôi ong mật quy mô lớn, đem lại nguồn thu không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.

15/04/2013
Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Ngày 4/6/2013, tại khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ấp Long Thạnh, xã Long Toàn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Duyên Hải và bà con ngư dân xã Long Toàn tham dự tổng kết Mô hình trình diễn nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp.

07/06/2013
Chuyển Đổi Thành Công Nuôi Cá Lóc, Cá Thác Lác Cườm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Chuyển Đổi Thành Công Nuôi Cá Lóc, Cá Thác Lác Cườm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Ông Phạm Quang Tuyến (sinh năm 1960) ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã chuyển đổi thành công việc nuôi cá lóc và thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình hứa hẹn nhiều khả năng nhân rộng trong thời gian tới...

07/06/2013