Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Nhà Nông Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật

Giúp Nhà Nông Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật
Ngày đăng: 08/05/2014

Thực hiện chủ trương của thành phố về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, Hội Nông dân TP.HCM và các sở, ngành liên quan đang xúc tiến nhiều chương trình hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào trong sản xuất.

Hiệu quả cao

Là một trong những người đi đầu trong việc thực hiện ứng dụng KHKT vào sản xuất, ông Mai Thế Cầu (ở ấp Lý Thái Bửu, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ) cho biết cách đây hơn 1 năm nhờ sự tư vấn của cán bộ khuyến nông ông mạnh dạn xây dựng bể chứa thu gom nước chạc để sản xuất muối cho vụ sau (nước thu gom từ các ruộng muối mới thu hoạch - PV).

Theo ông Cầu, lượng nước này có độ mặn cao, khi tới mùa sản xuất muối thì có thể pha thêm nước cho loãng rồi bơm ra ruộng muối. Cách làm này tiết kiệm được nhiều thời gian, vì vào mùa vụ theo cách thông thường phải mất hàng tháng để dẫn nước vào ruộng, còn với cách này chỉ mất khoảng 2 ngày để bơm nước. Thời gian thu hoạch cũng nhanh hơn cách sản xuất muối thông thường.

Còn ông Vũ Văn Hưng (ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn) cho biết gia đình ông trồng hơn 3.000m2 đất rau. Cũng nhờ việc áp dụng cơ giới hóa trong trồng rau mà năng suất tăng và tiết kiệm được ngày công lao động. Ước tính mỗi năm gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha.

Tương tự, hiện nay tại các khu vực ngoại thành có nhiều mô hình ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên ông Lê Minh Dũng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho rằng việc ứng dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp của thành phố còn nhiều khó khăn.

Nguyên nhân chính là do quy mô sản xuất của nông dân còn nhỏ lẻ, bà con khó huy động vốn để mua sắm trang thiết bị KHKT cho sản xuất, các chính sách hỗ trợ người dân chưa được đầy đủ. Bên cạnh đó, so với các ngành khác thì ngành nông nghiệp thu hút đầu tư chưa cao, các nhà đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư nhiều vì dễ gặp rủi ro…

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân

Theo ông Lê Minh Dũng, diện tích đất nông nghiệp thành phố ngày càng giảm. Theo quy hoạch đến năm 2020, thành phố có khoảng 80.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Do đó cần phải đẩy mạnh ứng dụng KHKT, công nghệ để tăng giá trị sản xuất, tăng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Cũng theo ông Dũng, thành phố có khu nông nghiệp công nghệ cao, trại thực nghiệm bò sữa công nghệ cao của Israel (hiện sữa thu đạt khoảng 23kg/con/ngày - PV) và một số mô hình ứng dụng KHKT trong sản xuất cũng mang lại hiệu quả. Trong thời gian tới thành phố cần khuyến khích, nhân rộng những mô hình tương tự.

Còn ông Nguyễn Khắc Thanh - Phó Giám đốc Sở KHCN TP.HCM cho biết hàng năm sở đều có những đề tài nghiên cứu, ứng dụng KHKT, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Hiện sở đang phối hợp các đơn vị đi khảo sát nhu cầu ứng dụng của nông dân cũng như khảo sát các mô hình đang triển khai tại các huyện. Theo ông, nếu các hộ nông dân, HTX có nhu cầu áp dụng các mô hình KHKT vào sản xuất thì sở sẽ hỗ trợ thực hiện ngay trong năm 2014.

Ông Nguyễn Văn Phụng - Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM cho biết, Hội Nông dân thành phố và Sở KHCN, Sở NNPTNT đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động giúp nông dân ứng dụng KHKT vào sản xuất.

Trước mắt trong giai đoạn 2014-2015, các đơn vị sẽ thực hiện chuyển giao và ứng dụng ít nhất 6 công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới vào các khâu: Sản xuất nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản, phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng khí sinh học, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp.

Bên cạnh đó các đơn vị cũng đẩy mạnh các chương trình như: Hoạt động khuyến nông, dạy nghề hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, tăng cường phối hợp thực hiện xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế hợp tác,…


Có thể bạn quan tâm

Trồng Mận Kinh Tế Cao Trồng Mận Kinh Tế Cao

Mận (roi) là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, mận được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30oC.

06/10/2012
Mô Hình Công Thức Phân Bón Cho Cây Lúa Hiệu Quả Ở Cà Mau Mô Hình Công Thức Phân Bón Cho Cây Lúa Hiệu Quả Ở Cà Mau

Nhiều năm qua, nông dân trồng lúa ở Cà Mau sử dụng phân bón không theo một công thức nào mà chỉ bón theo cảm tính nên chi phí dành cho các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm khá lớn. Việc áp dụng công thức phân bón cho cây lúa tại ấp 6, xã Khánh Hòa đã mang lại triển vọng giảm chi phí sản xuất của một vụ lúa…

07/10/2012
Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Trồng Hoa Lan Thương Phẩm Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Trồng Hoa Lan Thương Phẩm

Cuối tháng 10-2012, thực hiện chuyển giao mô hình sản xuất cấp huyện, Hội Nông dân huyện Ninh Sơn ký kết hợp đồng kinh tế với ông Cao Ngọc Sinh Yên (Phan Rang – Tháp Chàm) triển khai thí điểm mô hình trồng hoa lan (loại Dendro) tại khu phố 6, thị trấn Tân Sơn. Sau gần 7 tháng thực hiện, mô hình đã mang lại nhiều tín hiệu vui cho người trồng.

30/07/2013
Hội Thảo Đầu Bờ Giới Thiệu Giống Ngô Lai F1 NK 54 Hội Thảo Đầu Bờ Giới Thiệu Giống Ngô Lai F1 NK 54

Ngày 21/6, UBND huyện Bảo Lâm phối hợp với Công ty TNHH Sygenta Việt Nam tổ chức hội thảo đầu bờ giới thiệu mô hình trình diễn giống ngô lai F1 NK 54.

21/06/2013
Cơ Hội Mới Cho Sản Xuất Tôm Giống Cơ Hội Mới Cho Sản Xuất Tôm Giống

Sản xuất tôm giống, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng giống đang phát triển mạnh tại tỉnh ta. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) tỉnh khẳng định: Là nơi tạo ra con giống chất lượng cao, Ninh Thuận vẫn đứng vị trí số 1 trong nước về sản xuất tôm giống. Điều đó có thể thấy rõ khi các chủ trang trại nuôi tôm phía Nam đang có xu hướng đến Ninh Thuận tìm mua hoặc đầu tư nuôi giống.

30/07/2013