Giúp người chăn nuôi bò sữa vượt khó

Hiện toàn xã Yên Bài có gần 1.600 con bò sữa với trên 340 hộ nuôi, là xã có số lượng bò sữa đứng thứ tư toàn TP Hà Nội, sau xã Vân Hòa, Tản Lĩnh (Ba Vì) và Phù Đổng (Gia Lâm).
Chăn nuôi bò sữa đã thành một nghề của người dân trong xã giúp nhiều hộ làm giàu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014 trong bối cảnh chung ngành sữa thế giới cũng như ở Việt Nam có những biến động bất lợi cho người chăn nuôi bò sữa.
Cụ thể, giá sữa giảm trong khi đó giá thức ăn, các chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt việc tiêu thụ sữa tươi hàng ngày gặp khó làm cho người dân chưa thật sự yên tâm phát triển sản xuất.
Do đó, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã cung cấp thông tin, tập huấn các biện pháp kỹ thuật giúp nâng cao chất lượng sữa, đồng thời trao đổi các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi, tiêu thụ sữa cho gần 300 hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Yên Bài.
Bên cạnh đó, người chăn nuôi còn được Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP) làm rõ hơn về các chính sách, phương thức thu mua sữa đến các hộ dân trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng cuối năm, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là các huyện vùng cao thường có gió lạnh, sương mù kèm nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn vật nuôi, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống đói rét tốt sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Là một người ham tìm tòi, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để về áp dụng vào kinh tế gia đình, năm 2010, trong một lần tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, anh Tiển nhận thấy mô hình nuôi bồ câu Mỹ dễ áp dụng bởi không cần nhiều vốn đầu tư cũng như ít công chăm sóc mà lợi nhuận cao, nên anh quyết định áp dụng.

Hơn 90 ngàn con gà được nuôi trong những trại có không khí mát lạnh rộng 5ha, các khâu chăn nuôi đều theo quy trình tự động, cho ra hơn 5 tấn trứng sạch và an toàn mỗi ngày. Đó là những con gà của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng.

Hiện nay, nhiều gia đình không chỉ có nhu cầu tìm mua các loại rau an toàn (RAT) mà còn tự sản xuất để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhằm đảm bảo sức khỏe. Song, trở ngại lớn là vấn đề thiếu đất sản xuất, nhất là các hộ gia đình ở đô thị. Mô hình "sản xuất rau ăn lá an toàn không cần đất qui mô hộ gia đình" đã và đang được Bình Thủy, TP Cần Thơ triển khai thực hiện, mở hướng cho các hộ gia đình phát triển sản xuất RAT mà không cần đất.

Theo thông tin từ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 8.994 ha quế, trong đó, diện tích quế cho khai thác hằng năm (tỉa thưa) 4.600 ha, diên tích quế đang trong giai đoạn chăm sóc 4.300 ha. Các huyện có diện tích cây quế lớn là Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn.