Giúp Ngư Dân Vay Vốn Phát Triển Thủy Sản

Ngày 26.9, tại Quảng Ngãi, NHNN VN tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản với sự tham dự của lãnh đạo các tỉnh ven biển miền Trung gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, TP.Đà Nẵng cùng các doanh nghiệp hoạt động nghề cá và đại diện ngư dân.
Tại hội nghị, Thống đốc NHNN VN Nguyễn Văn Bình, cho rằng Nghị định 67 ra đời tương đối toàn diện, bao trùm nhiều lĩnh vực mà trước đây chưa có như bảo hiểm, đào tạo thuyền viên, cho vay vốn lưu động... Ngân hàng cam kết đảm bảo đủ nguồn vốn cho ngư dân, doanh nghiệp vay đóng mới hơn 2.280 tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần.
Các ngân hàng thương mại có giải pháp tạo thuận lợi nhất cho ngư dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển thủy sản, trong đó thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống cơ sở giúp ngư dân hoàn thiện thủ tục, hồ sơ vay vốn theo quy định.
Lãnh đạo các tỉnh, TP và ngư dân kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm công bố các mẫu tàu để ngư dân lựa chọn, nâng cấp cơ sở hậu cần nghề cá phục vụ cho tàu vỏ thép; hướng dẫn ngư dân tổ chức sản xuất trên biển theo tổ, đội và liên kết chuỗi sản xuất từ khâu khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm ở phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa trong những ngày này như ngồi trên đống lửa. Tôm thả được khoảng 2 tháng thì bỗng nhiên chết hàng loạt. Nhiều hộ nuôi bị mất trắng mấy chục vạn tôm, không vớt vát được đồng nào.

Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đang giảm mạnh, khiến nhiều hộ nuôi đến lứa thu hoạch lâm vào cảnh lao đao.

Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không được xử lý tốt sẽ lập tức bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, xác chết của một số đối tượng nuôi, chất thải của các đối tượng nuôi...

CHLB Đức hiện đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong số các nước EU, vì vậy có thể nói Đức thực sự là thị trường tiềm năng rất đáng quan tâm để mở rộng xuất khẩu.

Sau nhiều năm nuôi heo, nuôi bò sinh sản hiệu quả kinh tế thấp, năm 2004, vợ chồng anh Nguyễn Văn Vừa (ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi bò sữa và gặt hái được kết quả ngoài mong đợi.