Giúp Hội Viên Phát Triển Kinh Tế

Nhằm giúp các hội viên nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế hiệu quả..
Những năm trước, gia đình hội viên nông dân Nguyễn Văn Giàu, thôn Ao Dăm cũng như những gia đình hội viên nông dân trong xã gặp nhiều khó khăn, vất vả. Anh Giàu chia sẻ, anh đã tìm tòi và học hỏi nhiều nơi về các mô hình chăn nuôi và trồng trọt có hiệu quả cùng với các kiến thức đã tiếp thu được qua các lớp tập huấn của Hội Nông dân xã áp dụng vào mô hình kinh tế của gia đình. Gia đình anh có diện tích đất đồi và soi bãi rộng lớn hơn 10 ha rất thích hợp để trồng cây ăn quả được anh đầu tư trồng hàng trăm gốc bưởi diễn, quýt đường, thanh long ruột đỏ…
Do được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, diện tích cây ăn quả của gia đình anh phát triển tốt. Hiện nay, gia đình anh có 1.800 cây bưởi diễn, 600 gốc thanh long ruột đỏ và 1.600 cây quýt đường đang cho thu hoạch. Mỗi năm, tổng thu nhập từ các loại cây ăn quả của gia đình anh Giàu từ 700 - 800 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động tại địa phương để chăm sóc cây.
Ông Nguyễn Doanh Tuân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phúc Ninh cho biết: Hiện nay, Hội Nông dân xã Phúc Ninh có trên 730 hội viên sinh hoạt ở 16 chi hội. Trong nhiều năm qua, các chi hội nông dân của xã đã thực hiện nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể tuyên truyền, vận động hội viên phát huy tinh thần đoàn kết, ra sức thi đua lao động sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, góp phần xây dựng hội ngày càng vững mạnh.
Nhiều hội viên nông dân xã Phúc Ninh đã có được cuộc sống ổn định và vươn lên làm giàu chính đáng. Trong đó, nhiều hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi từ cấp xã đến cấp tỉnh, điển hình như hộ chị Đỗ Thị Tươi, các anh: Trần Huy Quang, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn Giàu…
Hội Nông dân xã đã tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên; khuyến khích hội viên đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… Các chi hội xây dựng quỹ giúp đỡ hội viên vay phát triển kinh tế. Hội nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho 125 hộ vay vốn phát triển kinh tế, nâng tổng số dư nợ của hội lên trên 1.748 tỷ đồng. Từ sự hỗ trợ của hội, sự đoàn kết giúp đỡ giữa các hội viên với nhau, số hộ hội viên khá và giàu đạt trên 70%.
Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã Phúc Ninh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên hưởng ứng các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng và đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Krông Nô có khoảng 19.000 ha đất nông nghiệp và điều kiện về nguồn nước khá thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 123.000 tấn. Vì vậy, hiện địa phương này được tỉnh chọn là vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa trọng điểm của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2014-2015, toàn huyện sẽ gieo trồng 900 ha cây trồng các loại; trong đó, chủ lực vẫn là ngô, lúa. Hiện nay, chính quyền và người dân các xã, thị trấn đang tích cực triển khai các giải pháp cần thiết để chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân đạt hiệu quả, kịp thời và phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong vụ.

Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.