Giữ Vững Và Phát Huy Thương Hiệu Tôm Giống Bình Thuận

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Cảnh vừa có buổi làm việc với Hiệp hội Tôm giống nhằm đánh giá kết quả hoạt động trong thời gian qua và phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 152 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong. Năm 2013, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 18 tỷ con; năm 2014, phấn đấu sản xuất 20 tỷ con tôm giống để cung cấp cho thị trường cả nước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Cảnh nhấn mạnh: Thời gian qua, các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng, đẩy mạnh sản xuất, đổi mới công nghệ, phát huy được lợi thế so sánh của tôm giống Bình Thuận và đem lại hiệu quả ngày càng cao hơn cho người sản xuất tôm giống và người nuôi tôm;
Hiệp hội Tôm giống tỉnh không ngừng được mở rộng về tổ chức, kết nạp thêm thành viên mới và tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong thời gian tới, Hiệp hội cần tiếp tục giữ vững và phát huy uy tín thương hiệu tôm giống Bình Thuận.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hiện nay chưa có báo cáo một cách đầy đủ, chuyên sâu về tác động môi trường của các nhà máy nhiệt điện tại trung tâm Điện lực Vĩnh Tân đối với khu vực sản xuất tôm giống, nhưng khi các nhà máy này đi vào hoạt động đồng loạt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường sản xuất tôm giống khu vực lân cận nên cần phải tính toán lại hướng phát triển cho phù hợp, không mở rộng quy mô ở vùng có khả năng bị ô nhiễm mà phát triển ở những vùng quy hoạch mới, bảo đảm an toàn hơn.
UBND tỉnh hiện đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ triển khai hoàn thành kết cấu hạ tầng Khu sản xuất giống thủy sản tập tập trung tại xã Chí Công, huyện Tuy phong để ưu tiên phục vụ việc di dời các cơ sở sản xuất tôm giống hiện nay.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đồng ý để Hiệp hội Tôm giống tỉnh tổ chức Hội thảo về chất lượng tôm bố mẹ vào tháng 11/2014.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 4 đến nay, cả tư thương và nông dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) như “ngồi trên đống lửa” vì dứa đã đến cuối kỳ thu hoạch, nhưng thương lái bỗng dừng việc thu mua, vận chuyển.

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ, sự phối hợp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hội Làm vườn huyện Lấp Vò triển khai thực hiện mô hình sản xuất xoài an toàn xã Định Yên với qui 5ha của 6 hộ dân thuộc ấp An Khương.

Qua gần 1 năm triển khai, với sự hỗ trợ, hướng dẫn của ngành Khuyến nông, trong tháng 2-2014, trại thanh long ruột đỏ của ông Trần Công Sơn (ấp Thân Đức, xã Thân Cửu Nghĩa) được tổ chức VietCert cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đây cũng là trại thanh long đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành (Tiền Giang) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn này.

Trong khi giá các loại cá rô, cá lóc, cá trê… liên tục rớt thê thảm khiến cho người nuôi điêu đứng, thì cá sặc rằn vẫn hút hàng và giá vẫn rất cao, từ 55.000 đến 60.000 đồng/kg và một ưu thế nữa của cá sặc rằn đó chính là người nuôi cá không bị tiểu thương ép giá, bởi cá sặc rằn càng lớn thì giá càng cao.

Khi hoa vải thiều bung nở cũng là lúc hàng chục nghìn đàn ong khắp các nơi trong cả nước "bay” về Lục Ngạn - Bắc Giang (huyện có 18 nghìn ha vải thiều) "đánh” mật. Mùa khai thác mật ong lớn nhất trong năm ở vương quốc vải thiều đã bắt đầu.