Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giữ Rừng Ở Mường Pồn

Giữ Rừng Ở Mường Pồn
Ngày đăng: 26/09/2014

Nếu như trước đây, xã Mường Pồn (huyện Điện Biên) là một trong những địa bàn có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, phá rừng làm nương trái phép, xâm hại rừng, thì giờ đây nhiều cánh rừng xanh tốt nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt.

Chuyển biến tích cực đó là nhờ chú trọng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 năm 2010 của Chính phủ. Người dân Mường Pồn đều ý thức được việc giữ rừng để hưởng lợi từ rừng.

Theo rà soát, thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên: Xã Mường Pồn có 3.914,6ha rừng được giao cho 28 chủ rừng; trong đó 10 cộng đồng thôn bản và 18 hộ gia đình. Đây là cơ sở để Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chi trả trên 1,35 tỷ đồng cho người dân trong năm 2011 và năm 2012.

Đảm bảo việc nghiệm thu chất lượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, đồng thời nâng cao nhận thức của chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng, Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với chính quyền xã Mường Pồn tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng tới từng chủ rừng; xây dựng quy ước bảo vệ rừng; đặc biệt chất lượng rừng cung ứng dịch vụ được tổ chức nghiệm thu theo hướng dẫn Thông tư 20 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ông Quàng Văn Phanh, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên cho biết: Đối với diện tích rừng không bị tác động hoặc bị tác động nhưng đủ điều kiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng, căn cứ kết quả nghiệm thu hàng năm đạt yêu cầu, chủ rừng sẽ được thanh toán 100% giá trị.

Với diện tích rừng bị tác động (khai thác, chặt phá, xâm lấn, bị cháy, chuyển mục đích sử dụng trái phép, bị thiệt hại do thiên tai bất khả kháng...), không còn khả năng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, thì chủ rừng sẽ không được thanh toán. Xã Mường Pồn toàn bộ diện tích rừng chi trả theo Nghị định 99 của Chính phủ được giao cho cộng đồng bản và hộ gia đình, vì vậy, kết quả bảo vệ rừng đối với các chủ rừng trên do Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm tra, tổng hợp diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của UBND xã Mường Pồn. Hạt chỉ kiểm tra, nghiệm thu tại hiện trường trong trường hợp cần thiết.

Ông Hờ A Chư, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Pồn cho biết: Để người dân thuận tiện cho việc theo dõi diện tích rừng được chi trả dịch vụ, các trưởng bản  công khai danh sách và diện tích rừng được chi trả dịch vụ, mức chi trả ngay tại cộng đồng. Trong trường hợp, các hộ gia đình, cá nhân có thắc mắc, kiến nghị, trưởng bản có trách nhiệm xem xét giải quyết.

Trường hợp không giải quyết được, báo cáo chính quyền xã giải quyết. Với cách làm này, sau hơn 1 năm được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, trên địa bàn xã không xảy ra tình trạng so bì, thắc mắc; bà con đều ý thức việc bảo vệ rừng để được hưởng lợi.

Người dân xã Mường Pồn sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, trong khi diện tích đất sản xuất lúa 2 vụ ít, nên cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Nhờ tuyên truyền sâu rộng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 của Chính phủ nên bà con dần thay đổi tư duy chỉ có gieo hạt lúa, tra hạt ngô trên nương mới có lương thực, nay làm tốt việc bảo vệ, giữ rừng thì bà con được nhận tiền và mua được lương thực không lo còn thiếu đói.

Ông Lò Văn Phong, bản Mường Pồn 2 cho biết: Được cán bộ Hạt Kiểm lâm, cán bộ Quỹ Bảo vệ rừng tỉnh tuyên truyền mình và bà con trong bản đều hiểu khi giữ rừng tốt, chất lượng cung ứng dịch vụ cho các nhà máy thủy điện cao hơn, mức trả tiền sẽ tăng lên, cuộc sống sẽ dần được cải thiện.

Chính vì nhận thức được điều đó mà Mường Pồn 2 là bản điển hình của xã trong việc giữ rừng. Không chỉ xây dựng Quy ước bảo vệ rừng chặt chẽ, bản đã thành lập Tổ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phối hợp với kiểm lâm địa bàn, chính quyền xã tuần tra, bảo vệ rừng. Nhờ đó mà hơn 670ha rừng trên địa bàn được bảo vệ tốt.


Có thể bạn quan tâm

Liên Kết Phát Triển Cánh Đồng Lúa Thơm Liên Kết Phát Triển Cánh Đồng Lúa Thơm

Diện tích lúa thơm tiếp tục mở rộng SX theo hướng hợp tác liên kết. Nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân SX trên cánh đồng lớn. Trong khi đó, gạo thơm có ưu thế trên thị trường.

17/12/2014
Việt Nam Dừng Nhập Khẩu Trái Cây Từ Úc Việt Nam Dừng Nhập Khẩu Trái Cây Từ Úc

Trao đổi với NNVN chiều 16/12, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), đơn vị đầu mối được giao kiểm dịch các mặt hàng có nguồn gốc thực vật trước khi XNK vào Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2015 Việt Nam sẽ tạm dừng cấp phép NK các mặt hàng trái cây có xuất xứ từ Úc (Australia).

17/12/2014
Bao Tiêu 7.000 Ha Lúa Đông Xuân Bao Tiêu 7.000 Ha Lúa Đông Xuân

Vụ ĐX 2014- 2015 Hậu Giang gieo cấy hơn 75.000 ha lúa, gần 10% diện tích đã được các DN bao tiêu sản phẩm, không chỉ giúp nhà nông giảm áp lực đầu ra hạt lúa mà còn tháo gỡ một phần khó khăn cho địa phương.

17/12/2014
Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Cho Từng Ngành Hàng Nông Sản Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Cho Từng Ngành Hàng Nông Sản

Theo đó, thông qua dự án Bộ NN-PTNT sẽ có thêm những kinh nghiệm để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành. Hơn nữa, việc tiếp cận các dự án theo từng công đoạn để giúp tạo ra chuỗi giá trị cho từng ngành hàng nông sản, qua đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí cho các mặt hàng nông sản chính.

17/12/2014
Nuôi Thử Nghiệm Thành Công Cá Trắm Đen Thương Phẩm Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp Nuôi Thử Nghiệm Thành Công Cá Trắm Đen Thương Phẩm Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp

Mô hình được nuôi thử nghiệm tại hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3), với diện tích 450 m2 mặt nước, mật độ nuôi 1 con/m2, trong đó cá trắm đen 360 con, còn lại là cá chép V1 và cá mè. Chi cục hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, kỹ thuật.

18/12/2014