Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giữ Quan Điểm Cấp Tiền Cho Người Trồng Lúa

Giữ Quan Điểm Cấp Tiền Cho Người Trồng Lúa
Ngày đăng: 25/04/2012

Hôm qua (24.4), Bộ NNPTNT đã chính thức có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Nghị định quản lý đất lúa.

Dự thảo này vẫn giữ nguyên phương án cấp tiền hàng năm cho người trồng lúa, dù trong quá trình lấy ý kiến của các bộ, ngành và thành viên Chính phủ đã có những ý kiến đề nghị bỏ quy định này.

Trước đó, tại phiên họp về xây dựng văn bản pháp luật của Chính phủ diễn ra cuối tháng 3 vừa qua, khi bàn về dự thảo nghị định này, có ý kiến cho rằng nên bỏ quy định: “Ngân sách Trung ương hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa: 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác; đồng thời hỗ trợ bổ sung cho người sản xuất lúa khi gặp thiên tai dịch bệnh”.

Về vấn đề này, Bộ NNPTNT cho rằng, để đảm bảo cho các địa phương có nhiều diện tích đất trồng lúa và người sản xuất lúa yên tâm sản xuất và bảo vệ quỹ đất lúa, Chính phủ cần phải có các chính sách hỗ trợ; đặc biệt trước biến đổi khí hậu, thị trường, đảm bảo cho người trồng lúa vẫn sống được bằng nghề trồng lúa, tiếp tục đầu tư sản xuất, giữ vững an ninh lương thực. Do đó, việc giữ nguyên quy định trên là cần thiết.

Về ý kiến cho rằng, dự thảo cần quy định chặt chẽ hơn để tránh hỗ trợ cho diện tích đất lúa nhưng lại không trồng lúa hoặc bỏ hoang, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Bộ đã chỉnh sửa dự thảo nghị định theo hướng hỗ trợ cho diện tích thực sự đưa vào sản xuất lúa và sẽ soạn thảo thêm các quy định để địa phương sử dụng đúng mục đích ngân sách T.Ư hỗ trợ theo chính sách này”.

Đối với các biện pháp bảo vệ đất lúa, Bộ NNPTNT cho rằng, trước tình trạng đất lúa đang ngày càng có nguy cơ thu hẹp, dự thảo cần giữ nguyên tắc lập và quản lý quy hoạch đất lúa là: Chỉ cho phép chuyển đổi đất trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép. Trước đó, có ý kiến của thành viên Chính phủ cũng không đồng tình về nguyên tắc này.

Riêng về quy định của dự thảo nghị định là “Trước khi quyết định chuyển đổi mục đích đối với đất chuyên trồng lúa nước có quy mô 2ha trở lên và đất trồng lúa khác có quy mô từ 20ha trở lên để thực hiện dự án công trình, UBND cấp tỉnh phải báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ”, một số ý kiến cho rằng, quy định như vậy sẽ khó cho địa phương và dồn nhiều việc cho Thủ tướng.

Song theo giải trình của Bộ NNPTNT, nghị định vẫn nên giữ nguyên quan điểm này để đảm bảo quản lý, bảo vệ đất lúa một cách chặt chẽ, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước; khắc phục được tình trạng thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa ở nhiều địa phương chưa phù hợp. Tuy nhiên, dự thảo có bổ sung quy định là 2 Bộ TNMT và NNPTNT sẽ xem xét trước và trình Thủ tướng.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm Năng Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Tỉnh Tiềm Năng Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Tỉnh

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những yếu tố quan trọng cho những mô hình trang trại, đặc biệt đối với chăn nuôi của người dân ở tỉnh ta hiện nay. Xác định rõ tầm quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân; trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

13/11/2014
Phù Ninh, Thanh Ba Tổng Kết Các Mô Hình Khuyến Nông Phù Ninh, Thanh Ba Tổng Kết Các Mô Hình Khuyến Nông

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

13/11/2014
Chuyện Ra Nước Ngoài Học Nghề Của Nông Dân Chuyện Ra Nước Ngoài Học Nghề Của Nông Dân

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

13/11/2014
Khó Khăn Trong Phát Triển Sản Xuất, Nâng Cao Thu Nhập Khó Khăn Trong Phát Triển Sản Xuất, Nâng Cao Thu Nhập

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.

13/11/2014
Xã Tân Cương Tụt Giảm Gần 100 Tấnchè Xã Tân Cương Tụt Giảm Gần 100 Tấnchè

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.

13/11/2014