Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giữ Quan Điểm Cấp Tiền Cho Người Trồng Lúa

Giữ Quan Điểm Cấp Tiền Cho Người Trồng Lúa
Ngày đăng: 25/04/2012

Hôm qua (24.4), Bộ NNPTNT đã chính thức có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Nghị định quản lý đất lúa.

Dự thảo này vẫn giữ nguyên phương án cấp tiền hàng năm cho người trồng lúa, dù trong quá trình lấy ý kiến của các bộ, ngành và thành viên Chính phủ đã có những ý kiến đề nghị bỏ quy định này.

Trước đó, tại phiên họp về xây dựng văn bản pháp luật của Chính phủ diễn ra cuối tháng 3 vừa qua, khi bàn về dự thảo nghị định này, có ý kiến cho rằng nên bỏ quy định: “Ngân sách Trung ương hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa: 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác; đồng thời hỗ trợ bổ sung cho người sản xuất lúa khi gặp thiên tai dịch bệnh”.

Về vấn đề này, Bộ NNPTNT cho rằng, để đảm bảo cho các địa phương có nhiều diện tích đất trồng lúa và người sản xuất lúa yên tâm sản xuất và bảo vệ quỹ đất lúa, Chính phủ cần phải có các chính sách hỗ trợ; đặc biệt trước biến đổi khí hậu, thị trường, đảm bảo cho người trồng lúa vẫn sống được bằng nghề trồng lúa, tiếp tục đầu tư sản xuất, giữ vững an ninh lương thực. Do đó, việc giữ nguyên quy định trên là cần thiết.

Về ý kiến cho rằng, dự thảo cần quy định chặt chẽ hơn để tránh hỗ trợ cho diện tích đất lúa nhưng lại không trồng lúa hoặc bỏ hoang, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Bộ đã chỉnh sửa dự thảo nghị định theo hướng hỗ trợ cho diện tích thực sự đưa vào sản xuất lúa và sẽ soạn thảo thêm các quy định để địa phương sử dụng đúng mục đích ngân sách T.Ư hỗ trợ theo chính sách này”.

Đối với các biện pháp bảo vệ đất lúa, Bộ NNPTNT cho rằng, trước tình trạng đất lúa đang ngày càng có nguy cơ thu hẹp, dự thảo cần giữ nguyên tắc lập và quản lý quy hoạch đất lúa là: Chỉ cho phép chuyển đổi đất trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép. Trước đó, có ý kiến của thành viên Chính phủ cũng không đồng tình về nguyên tắc này.

Riêng về quy định của dự thảo nghị định là “Trước khi quyết định chuyển đổi mục đích đối với đất chuyên trồng lúa nước có quy mô 2ha trở lên và đất trồng lúa khác có quy mô từ 20ha trở lên để thực hiện dự án công trình, UBND cấp tỉnh phải báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ”, một số ý kiến cho rằng, quy định như vậy sẽ khó cho địa phương và dồn nhiều việc cho Thủ tướng.

Song theo giải trình của Bộ NNPTNT, nghị định vẫn nên giữ nguyên quan điểm này để đảm bảo quản lý, bảo vệ đất lúa một cách chặt chẽ, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước; khắc phục được tình trạng thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa ở nhiều địa phương chưa phù hợp. Tuy nhiên, dự thảo có bổ sung quy định là 2 Bộ TNMT và NNPTNT sẽ xem xét trước và trình Thủ tướng.

Có thể bạn quan tâm

Cây đa tác dụng trên đất vùng cao Cây đa tác dụng trên đất vùng cao

Việc lựa chọn cây trẩu để trồng rừng ở một số địa phương trong tỉnh Lào Cai bước đầu đã mang lại “lợi ích kép” giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

20/06/2015
Mô hình nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế Mô hình nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế

Sau nhiều năm chăn nuôi bò theo phương pháp cũ không mang lại hiệu quả, anh Đặng Ngọc Phong (SN 1981) ngụ ấp Phú Hòa, xã Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc nuôi bò vỗ béo và bán bò giống. Mô hình chăn nuôi này giúp giảm chi phí, công lao động và đảm bảo môi trường, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao.

20/06/2015
Trứng gà Omega 3 một nông sản Bắc Ninh tiêu biểu Trứng gà Omega 3 một nông sản Bắc Ninh tiêu biểu

Ngày 7-6 vừa qua, sản phẩm trứng gà Omega 3 của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển chăn nuôi gia công - Tập đoàn DABACO là đại diện duy nhất của Bắc Ninh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiêu biểu năm 2014. Chứng nhận này là động lực, cơ hội để đưa nông sản có giá trị của Bắc Ninh tiếp cận những thị trường rộng lớn hơn.

20/06/2015
Mối lo suy kiệt nguồn lợi thủy sản Mối lo suy kiệt nguồn lợi thủy sản

Ô nhiễm môi trường cùng với tác động của các biện pháp đánh bắt hủy diệt như dùng lưới mắt nhỏ, kích điện, chất nổ... đang làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản (NLTS) của Hà Nội cũng như các địa phương khác.

20/06/2015
Sắp xếp lại sản xuất và xuất khẩu thủy sản Sắp xếp lại sản xuất và xuất khẩu thủy sản

Xuất khẩu thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,9 tỷ USD, gấp gần ba lần kim ngạch xuất khẩu gạo, gấp hơn hai lần kim ngạch xuất khẩu cà-phê. Tuy nhiên, ngành thủy sản đang đối mặt nhiều thách thức trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

20/06/2015