Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giữ Nghề Nuôi Cá Basa Cho Quê

Giữ Nghề Nuôi Cá Basa Cho Quê
Ngày đăng: 09/02/2014

“Cá basa mang lại nguồn sinh kế cho cư dân miền hạ lưu Mekong bao đời nay, sẽ mãi là nguồn sống của cư dân vùng ĐBSCL”.

Đó là lý do chị Nguyễn Thị Kim Loan (Út Loan) ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hoà, huyện Phú Tân, An Giang quyết tâm giữ nghề gia truyền nuôi cá basa.

Sinh ra trong gia đình nhiều đời nuôi cá basa, từ nhỏ Út Loan đã gắn bó với cá basa. “Ông bà nội nuôi cá, ba mẹ nuôi cá, Út Loan nghiền nuôi cá basa, nghiền cái nết ăn, cái nước da trắng của con basa. Càng nghiền hơn nữa là nghề này có cái gì đó phiêu lưu, có lẽ là do cá basa được sinh ra tận Tonle Sap (Biển Hồ Campuchia), trôi dạt từ trên đó xuống dưới này hàng ngàn cây số mà nó vẫn khỏe”-Út Loan tâm sự cơ duyên khiến chị gắn bó với nghề nuôi cá basa.

Trước đây, người nuôi cá basa đa số rất giàu có. Nhưng cũng chỉ có những ai giàu có mới dám nuôi cá basa vì vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Mỗi lồng bè chi phí từ vài trăm triệu đến cả tỷ bạc hoặc hơn. “Thời ông nội, thời cha tôi nuôi cá rất thuận lợi, chỉ có lời và lời. Nhưng cuối thời cha tôi, rồi đến thời tôi thì cá basa thăng trầm dữ lắm, nhất là từ khi phong trào nuôi cá tra đăng quầng ra đời, basa rớt giá thê thảm, nhiều lần tôi định bỏ nghề nhưng không bỏ được” – chị Út Loan tâm sự.

Ngoài nuôi cá basa, mỗi năm chị còn thu lãi trên 100 triệu từ trồng 1,5ha lúa 3 vụ. Và hàng chục năm nay, đều đặn năm nào chị cũng đóng góp các hoạt động xã hội từ thiện tại địa phương từ 30-40 triệu đồng...

Đã đầu tư lồng bè, đầu tư tâm huyết và nhất là kinh nghiệm tích lũy rất nhiều, bây giờ bỏ ngang uổng lắm. Chị cũng cho rằng, khủng hoảng chỉ là tạm thời, phải kiên trì tìm cách vượt qua. “Cá basa đã mang lại nguồn sinh nhai cho cư dân hạ lưu vùng hạ lưu Mekong biết bao đời nay. Tôi tin thiên nhiên đã sắp đặt rồi, đó là sản vật trời cho, khó lòng mà bỏ”-chị khẳng định.

“Thị trường cá da trơn truyền thống cũng là thị trường truyền thống trong nước. Ai lo xuất khẩu chứ tôi thì chỉ nhắm thị trường trong nước”- chị Loan nói. Giữ nghề nuôi cá basa, chị đã thành công, không bị rơi vào những cơn khủng hoảng cá tra liên tiếp. Hàng chục năm nay, chị đang làm chủ bốn bè nuôi cá basa loại lớn, với tổng sản lượng mỗi năm từ 200-300 tấn cá thịt, doanh thu từ 5- 6 tỷ đồng, lãi khoảng 500 triệu đồng/năm. Chị tâm sự: “Dù không lãi lớn, nhưng tôi vẫn ăn chắc đều đều từ cá basa”.


Có thể bạn quan tâm

Đại gia sở hữu hơn 1.000ha đất nên cơ nghiệp từ một con trâu Đại gia sở hữu hơn 1.000ha đất nên cơ nghiệp từ một con trâu

Từ 1 con trâu được nhà nước bán trả chậm, ông Nguyễn Văn Còn, ngụ ấp Thạnh An, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên (Tây Ninh) đã cùng gia đình vỗ béo để trâu đẻ, bán trả nợ nhà nước rồi chuyển sang nuôi bò. Nhờ chí thú làm ăn, đến nay ông đã trở thành đại gia với hơn… 1.000ha đất.

09/10/2015
TPP Tạo sân chơi bình đẳng cho nông dân TPP Tạo sân chơi bình đẳng cho nông dân

Với việc hoàn tất đàm phán TPP, đại diện cơ quan Thương mại Mỹ (USTR) Michael Froman nhận định đây là hiệp định của thế kỷ 21.

09/10/2015
Giải thưởng cho thí sinh hoa hậu bò sữa lên tới 1 tỷ đồng Giải thưởng cho thí sinh hoa hậu bò sữa lên tới 1 tỷ đồng

Theo Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, trong 2 ngày 14 và 15.10, tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, Sơn La sẽ diễn ra cuộc thi Hoa hậu bò sữa lần thứ 12 năm 2015, với sự tham gia của 110 con bò, tổng giá trị các giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng.

09/10/2015
Cả làng chặt cây cảnh bạc tỷ trồng đinh lăng Cả làng chặt cây cảnh bạc tỷ trồng đinh lăng

Trong giai đoạn cây cảnh mất giá, vùng cây cảnh có tiếng của Nam Định đã phá vườn trồng đinh lăng. Với họ, đây không chỉ là giải pháp thoát nghèo mà còn có thể làm giàu.

09/10/2015
Dưa chuột lông hiếm hoi thoạt nhìn ngỡ chôm chôm Dưa chuột lông hiếm hoi thoạt nhìn ngỡ chôm chôm

Với vẻ ngoài xù xì và nhiều lông, khó có thể tin vào mắt mình rằng chúng chính là trái dưa chuột lông chứ không phải là trái chôm chôm thường thấy.

10/10/2015