Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giữ Nghề Dệt Chiếu Cho Làng

Giữ Nghề Dệt Chiếu Cho Làng
Ngày đăng: 24/06/2012

Làng nghề chiếu Hới (xã Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình) đã có tuổi đời nghìn năm. Giờ đây, những nghệ nhân và người dân đang nỗ lực giữ nghề dệt chiếu và sản phẩm chiếu Hới.

Người làng Hới tự hào khi có trong tay nhiều ngón nghề độc mà không ở đâu có được. Những độc chiêu đó, qua khung cửi thâu mành đã cho ra chiếu cải, chiếu đậu, chiếu đót, chiếu trơn, chiếu cạp điều, sợi xe, chiếu nẩy...

Công đoạn tạo hình trên mặt chiếu đòi hỏi kỹ thuật cao.

Người dân quảng bá làng nghề

“Dệt chiếu cói phải là cói được trau kỹ lưỡng, lựa từng sợi mảnh thanh, dẻo dai. Có như thế khi lên tấm, chiếu mới trắng, bóng mượt. Người sành sỏi, khi mua chiếu Hới về dùng, phơi qua sương trời một đêm thì càng dùng chiếu càng óng vàng, không bị mốc”. Đó là lời giới thiệu của ông Trần Văn Tú (thôn Hải Triều) khi mới gặp chúng tôi. Theo ông Tú thì đó cũng là cách quảng bá làng nghề với khách viếng thăm.

tiếng máy sợi rộn rã khắp vùng, chúng tôi được ông Tú và những nghệ nhân làng chiếu kể về nguồn cội của làng. Chiếu cói làng Hới có từ thế kỷ thứ X, do Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (người làng Hải Triều) học ở bên Tàu về dạy lại dân làng. Qua nghìn năm, dù cuộc sống dâu bể thăng trầm nhưng mảnh chiếu làng Hới vẫn thế. Có chăng là sự đổi thay về cách làm chiếu bằng máy móc để thay thế công sức con người.

Ông Đoàn Minh Tới - chủ hộ làm chiếu truyền thống thôn Bùi Xá tâm sự: "Ngày trước, khi chưa có máy, để làm ra một tấm chiếu phải mất 2 thợ làm trong 4 ngày, có khi mất cả tuần mới xong một tấm vừa lòng những vị khách kén chọn". Kỹ thuật dệt chiếu truyền thống được lưu truyền đến ngày nay đã tạo nên nét đẹp vốn có của chiếu làng Hới. Mặc dù chiếu cói dệt bằng máy, nhưng chiếu Hới luôn có giá bán cao hơn so với các loại chiếu khác.

Xã Tân Lễ có gần 3.200 hộ thì 75% hộ làm nghề dệt chiếu, mỗi năm xuất ra thị trường hàng triệu chiếc chiếu. Giá cả luôn ổn định từ 150.000-300.000 đồng/chiếc. Chiếu Hới có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Nguồn thu từ bán chiếu đã làm làng quê dần thay da đổi thịt...

Đổi mới cách làm, không đổi cái tâm

Giờ đây về Tân Lễ, khó gặp cảnh những người ngồi đan chiếu, thay vào đó là máy móc, công nghệ tiên tiến. Số lượng chiếu làm ra ngày một nhiều, sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng so với dệt truyền thống không thua kém là mấy.

Anh Phan Văn Sính (thôn Cầu Hà) là một trong những hộ đầu tiên trong xã đưa máy móc vào làm chiếu. Gia đình anh Sính hiện có 6 đầu máy. Mỗi ngày xưởng dệt của anh cho ra lò hơn 100 chiếc chiếu, giá bán 180.000 đồng/chiếu, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 10 người trong thôn. Theo anh Sính, đầu tư cho làm chiếu thấp hơn so với trồng lúa, chăn nuôi, lại tranh thủ được nhân công lúc nông nhàn.

“Hiện nay tuy nhiều loại chiếu nhựa, chiếu mành, nhưng chiếu cói làng Hới vẫn đứng vững trên thị trường”.

Ông Nguyễn Văn Sanh

Kế xưởng dệt nhà anh Sính là xưởng dệt nhà ông Nguyễn Văn Sanh (thôn Vân Nam) có 15 đầu máy với hơn 40 công nhân. Mỗi ngày gia đình ông xuất đi Lai Châu, Điện Biên hơn 500 đầu chiếu. Ông Sanh tâm sự: "Gia đình tôi đã có 20 năm làm chiếu truyền thống, 5 năm đứng máy. Từ ngày có máy móc đã giảm được đáng kể chi phí, mỗi năm gia đình tôi thu về 600 triệu đồng lãi".

Không chỉ gia đình anh Sính, ông Sanh thành công trong việc giữ gìn nghề truyền thống mà rất nhiều hộ ở Tân Lễ đang giữ nghề. Những đứa trẻ ở Tân Lễ lên 7, lên 8 đã biết lựa sợi, chuốt đay. Đó là những mầm xanh giữ lại ngón nghề ngàn tuổi mà tổ nghề đã ban cho.

Có thể bạn quan tâm

Khi Nông Dân Vay Vốn... Khi Nông Dân Vay Vốn...

Dù nguồn vốn không lớn nhưng Quỹ hỗ trợ nông dân được xem như “bà đỡ” góp phần tạo điều kiện để nhiều nông dân huyện Phú Ninh chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả.

28/07/2013
Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang) Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang)

Chủ tịch UBND xã Thoại Giang (Thoại Sơn - An Giang) Đinh Văn Hiền cho biết, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, 30 hộ nghèo của xã được hỗ trợ 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo. Với chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mô hình này đem lại nguồn lợi nhuận khá lý tưởng cho các hộ nuôi.

11/12/2012
Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ

Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.

13/12/2012
Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí

Được sự giới thiệu của cán bộ phường Bắc Sơn (TP Uông Bí - Quảng Ninh) chúng tôi tìm tới gia đình anh Trịnh Hữu Hiền ở khu 6, một thanh niên trẻ tiên phong nuôi chim trĩ ở địa phương.

29/07/2013
Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.

14/12/2012