Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giữ Lấy Món Quà Của Biển

Giữ Lấy Món Quà Của Biển
Ngày đăng: 13/02/2014

Nói đến ngư trường Biển Đông thường người ta nghĩ đến những luồng cá lớn, các đoàn thuyền ra khơi. Nhưng Biển Đông còn là kỳ quan thế giới với những rạn san hô tuyệt đẹp và hàng trăm loài cá cảnh biển muôn hồng ngàn tía.

Các vùng biển nước ta có nhiều san hô như Hải Vân - Sơn Trà (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hà Tiên, Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Ninh Hải, Cà Ná…

Ở Quảng Ngãi, san hô chủ yếu tập trung ở vùng ven biển từ Sa Kỳ đến Dung Quất và chung quanh đảo Lý Sơn với 162 loài cá rạn san hô thuộc 92 giống, 48 họ, 12 bộ. Chỉ số đa dạng loài khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn khá cao, đông nhất là họ cá bàng chài (Labridae) với 21 loài. Một số nhà khoa học Trường Đại học Nông lâm thuộc Đại học Huế đã tiến hành nghiên cứu xác định thành phần loài cá sinh sống ở rạn san hô, đá tại khu vực huyện đảo Lý Sơn, đánh giá chỉ số đa dạng về loài ở khu vực này. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đang xây dựng đề án thiết lập khu bảo tồn biển ven đảo Lý Sơn theo Quyết định phê duyệt danh mục các khu bảo tồn biển giai đoạn 2010 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Cá rạn san hô Việt Nam được giới thiệu ra thế giới qua nhiều kênh khác nhau, như xuất khẩu, qua tranh, ảnh, tem, phim tài liệu, góp phần nâng cao giá trị của nguồn lợi này. Hiện nay, 1 tấn cá thương phẩm trị giá khoảng 6.000 USD thì 1 tấn cá cảnh biển thu được số tiền gấp 100 lần. Tuy nhiên, hiện nay doanh thu từ xuất khẩu cá cảnh biển của nước ta còn khá khiêm tốn, khoảng 400.000 USD.

Vùng biển miền Trung nước ta có nhiều đảo lớn nhỏ, không những là nơi tập trung những loài cá san hô có giá trị về đa dạng sinh học, mà còn cung cấp nguồn cá cảnh biển cho các cơ sở nuôi cá cảnh lớn như hồ cá Trí Nguyên, bảo tàng Hải dương học và Khu du lịch Vinpearl Land ở Nha Trang, hay các cơ sở nuôi – kinh doanh cá cảnh ở TP.Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Cũng từ nguồn cá cảnh miền Trung, cá được xuất khẩu sang một số nước như Nga, Nhật, Singapore, Mỹ và các nước Châu Âu.

Nói như thế để thấy rằng, rạn san hô khu vực đảo Lý Sơn cùng với hệ sinh thái biển là tài sản quý giá của tỉnh và của biển Việt Nam. Cần bảo vệ đặc biệt đối với khu vực này, vì nếu như rạn san hô bị phá hủy thì không thể phục hồi hệ sinh thái. Chủ tịch UBND tỉnh đã có chỉ thị nghiêm cấm mọi hành vi khai thác, hủy hoại tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các rạn đá ngầm, san hô hoặc rạn san hô và hệ sinh cảnh khác dưới mọi hình thức. Hy vọng rằng, khu bảo tồn biển ven đảo Lý Sơn được thành lập sẽ góp phần tạo nên một thắng cảnh dưới biển cho quê hương Quảng Ngãi.


Có thể bạn quan tâm

Trồng keo lá tràm, thu bạc tỷ mỗi năm Trồng keo lá tràm, thu bạc tỷ mỗi năm

Người dân thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đều biết ông Trương “trồng rừng” - người tiên phong khai phá hàng chục ha đất rừng trên đập Đồng Nghệ để trồng keo lá tràm và thu về bạc tỷ mỗi năm.

22/12/2015
Xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn chất lượng VietGAP Xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn chất lượng VietGAP

Vừa qua, Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang kết hợp với Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng FCC trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho sản phẩm xoài cát Hòa Lộc.

22/12/2015
Nông dân Nam Đông làm giàu Nông dân Nam Đông làm giàu

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

22/12/2015
Đổi đời nhờ nuôi bò sữa Đổi đời nhờ nuôi bò sữa

“Trước năm 2002, gia đình tôi thuộc diện khó khăn nhưng nhờ mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm nên đến nay, gia đình tôi có thu nhập trên 400 triệu đồng/năm”.

23/12/2015
Đi lên từ hai bàn tay trắng Đi lên từ hai bàn tay trắng

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình anh Lê Công Nhược (56 tuổi) có thu nhập vài trăm triệu đồng.

23/12/2015