Giữ Chất Lượng Cá Tra

Từ giữa tháng 9/2014, bắt đầu đăng ký nuôi cá tra và hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra, thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ, để đưa ngành cá tra vượt qua khủng hoảng.
Đăng ký nuôi với cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh, thực hiện cho từng ao, gồm mã số nhận diện và sản lượng. Còn đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra với Hiệp hội Cá tra Việt Nam.
Việc đăng ký nhằm đưa ngành cá tra đi vào sản xuất có quy hoạch, đảm bảo chất lượng để xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam. Hiện nay, quy hoạch tổng thể nuôi cá tra đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt, các địa phương căn cứ vào đó xây dựng quy hoạch chi tiết.
Cá tra nuôi trong vùng quy hoạch, có mã số nhận diện, đem chế biến mới có thể xuất khẩu. Nói có thể xuất khẩu vì sản phẩm chế biến còn phải đảm bảo chất lượng qua kiểm tra của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, được Hiệp hội Cá tra Việt Nam xác nhận đăng ký, mới đủ điều kiện thông quan.
Chất lượng cá tra đang là vấn đề rất lớn. Vài năm gần đây, có tình trạng một số doanh nghiệp chế biến đã dùng máy quay cho nước ngấm vào thịt cá làm tăng trọng đến 20 - 30%.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam Hồ Văn Vàng nói: “Khi rã đông, miếng thịt cá bở, không còn ngon cho nên cá tra không được người tiêu dùng ưa chuộng như trước năm 2000”.
Nghị định 36 quy định cụ thể hàm ẩm và tỷ lệ mạ băng để giữ chất lượng cá tra, những sản phẩm kém chất lượng sẽ bị đình chỉ xuất khẩu, có thể tiêu hủy và phạt nặng cơ chế chế biến.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Vinh (thường gọi là Bảy Vinh) đến với nghề ương nuôi nghêu giống bắt nguồn từ sự đam mê và nhu cầu thực tế. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Gò Công (Tiền Giang), từng công tác ở ngành Thủy sản, cả cuộc đời gần như gắn bó với nghề. Sau khi nghỉ hưu, ông đã bắt tay vào việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản tự nhiên của nghêu, đồng thời thử nghiệm quy trình sinh sản nghêu nhân tạo.

Nếu như trước đây, tỷ lệ nhiễm bệnh MBV (hay còn gọi là bệnh còi) trên tôm sú giống khá phổ biến, chiếm từ 60 đến 65%, thì đến thời điểm này đã giảm xuống dưới mức 30%. Đây là kết quả có được sau khi Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp một số đơn vị sản xuất giống thủy sản thực hiện quy trình sản xuất giống hạn chế nhiễm bệnh MBV.

Với 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN, Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cho 23 hộ ND ở phường Thủy Biều, thành phố Huế vay để thực hiện dự án trồng gừng trong bao.

Trái với mọi năm, sau đợt dịch bệnh, tôm thẻ chân trắng thường hút hàng với giá khá cao vì nguồn nguyên liệu khan hiếm trong thời gian dài. Tuy nhiên, năm nay tôm thẻ chân trắng đang rớt giá thê thảm dù các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều than thiếu nguyên liệu và hầu hết tôm thẻ chân trắng ở miền Trung lẫn miền Tây vẫn đang nằm trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành.

UBND huyện Tuy An và Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên đã tiến hành quy hoạch 40ha trên đầm Ô Loan để thực hiện mô hình thả nuôi sò huyết.