Giống siêu lúa Hoa phượng đỏ cho hiệu quả cao

Ngày 18/9, tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á – Thái Bình Dương phối hợp với Công ty CP Đầu tư và phát triển công nghệ nông nghiệp Hải Phòng và HTX Nông nghiệp Đồng Phú đã tổ chức hội nghị tham quan mô hình trình diễn giống siêu lúa Hoa phượng đỏ NPT3.
Theo đánh giá, giống siêu lúa Hoa phượng đỏ NPT3 là giống lúa thuần cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Năng suất thực thu dự kiến của giống siêu lúa là từ 75 - 80 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng là Thiên ưu 8 trên cùng một diện tích canh tác khoảng 18 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế tăng lên khoảng 25% so với sản xuất giống lúa thông thường.
Mô hình trình diễn giống lúa Hoa phượng đỏ NPT3 tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ.
Ngoài ra, ông Phạm Văn Thành - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đồng Phú cho biết thêm, giống lúa NPT3 còn có thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể chủ động được cơ cấu cây trồng và giảm thiểu được những rủi ro do thiên tai gây ra. Đồng thời, có khả năng chống chịu khá tốt sâu bệnh hại trên đồng ruộng như bệnh: Rầy nâu, đạo ôn và bệnh vàng lá…
Trước khi đưa về cấy trình diễn tại xã Đồng Phú, giống siêu lúa Hoa phượng đỏ NPT3 đã được trình diễn và đưa vào sản xuất thử ở nhiều tỉnh phía bắc như: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An được nông dân đón nhận.
Qua kết quả trình diễn, Công ty CP Đầu tư và và phát triển công nghệ nông nghiệp Hải Phòng đơn vị ký hợp đồng mua bản quyền giống lúa NPT3 của Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật Châu Á - Thái Bình Dương đã đề nghị Hội đồng khoa học, các Bộ ngành liên quan công nhận giống NPT3 là giống sản xuất thử và được phép kinh doanh để bà con nông dân được hưởng lợi.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đưa các giống mì mới có năng suất cao vào thay thế các giống mì cũ để tăng thu nhập cho người dân, năm 2015, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã triển khai “Dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng mì giống mới KM140 và KM419 tại 2 xã Lơ Ku và Đak Smar.

Trạm Khuyến nông Châu Phú (An Giang) phối hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện và Công ty Chang Woo Jin (Hàn Quốc) đang vận động nông dân trồng khoai lang Nhật.

Với cây ngô vụ đông, cần chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại sau đây: sâu xám, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh sọc lá, bệnh lùn sọc đen...

Quy trình kỹ thuật này được áp dụng cho khu vực Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, trên chân đất sản xuất 2 vụ lúa.

Vài năm trở lại đây, do thấy lợi nhuận khá hấp dẫn nên không ít hộ dân ở nhiều nơi trong tỉnh Hậu Giang đã tự phát trồng gừng. Tuy nhiên, đây là loại cây trồng không dễ mang lại hiệu quả kinh tế cao như người dân đã nghĩ.