Giống siêu lúa Hoa phượng đỏ cho hiệu quả cao

Ngày 18/9, tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á – Thái Bình Dương phối hợp với Công ty CP Đầu tư và phát triển công nghệ nông nghiệp Hải Phòng và HTX Nông nghiệp Đồng Phú đã tổ chức hội nghị tham quan mô hình trình diễn giống siêu lúa Hoa phượng đỏ NPT3.
Theo đánh giá, giống siêu lúa Hoa phượng đỏ NPT3 là giống lúa thuần cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Năng suất thực thu dự kiến của giống siêu lúa là từ 75 - 80 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng là Thiên ưu 8 trên cùng một diện tích canh tác khoảng 18 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế tăng lên khoảng 25% so với sản xuất giống lúa thông thường.
Mô hình trình diễn giống lúa Hoa phượng đỏ NPT3 tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ.
Ngoài ra, ông Phạm Văn Thành - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đồng Phú cho biết thêm, giống lúa NPT3 còn có thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể chủ động được cơ cấu cây trồng và giảm thiểu được những rủi ro do thiên tai gây ra. Đồng thời, có khả năng chống chịu khá tốt sâu bệnh hại trên đồng ruộng như bệnh: Rầy nâu, đạo ôn và bệnh vàng lá…
Trước khi đưa về cấy trình diễn tại xã Đồng Phú, giống siêu lúa Hoa phượng đỏ NPT3 đã được trình diễn và đưa vào sản xuất thử ở nhiều tỉnh phía bắc như: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An được nông dân đón nhận.
Qua kết quả trình diễn, Công ty CP Đầu tư và và phát triển công nghệ nông nghiệp Hải Phòng đơn vị ký hợp đồng mua bản quyền giống lúa NPT3 của Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật Châu Á - Thái Bình Dương đã đề nghị Hội đồng khoa học, các Bộ ngành liên quan công nhận giống NPT3 là giống sản xuất thử và được phép kinh doanh để bà con nông dân được hưởng lợi.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến ngày 29/7/2015, diện tích lúa Hè Thu của An Giang đã thu hoạch được trên 120 ngàn ha, chiếm trên 52% diện tích xuống giống.

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết, PVFCCo vừa phối hợp với Cục Trồng trọt và Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản tổ chức hội thảo “Phát triển nông nghiệp bền vững theo công nghệ tiên tiến Nhật Bản” tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho hơn 100 cán bộ nông nghiệp, nông dân giỏi trên toàn quốc.

Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy trên 42.800 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những địa phương có hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, chủ động tháo rửa mặn ngay đầu vụ và giữ ngọt đến cuối vụ. Các diện tích này tập trung chủ yếu ở huyện Thới Bình, U Minh và một phần của huyện Trần Văn Thời, Cái Nước và TP Cà Mau.

Theo Đề án “Quy hoạch sản xuất cá tra đến năm 2020”, An Giang dự kiến diện tích nuôi đạt 1.430 ha, tập trung tại các huyện: Long Xuyên, Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân…

Mới đây, tại xã Vĩnh Xương (TX Tân Châu, An Giang), đã diễn ra lớp tập huấn “Kỹ thuật quản lý dịch bệnh trên cá tra” cho hơn 60 hộ nông dân.