Giống siêu lúa Hoa phượng đỏ cho hiệu quả cao

Ngày 18/9, tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á – Thái Bình Dương phối hợp với Công ty CP Đầu tư và phát triển công nghệ nông nghiệp Hải Phòng và HTX Nông nghiệp Đồng Phú đã tổ chức hội nghị tham quan mô hình trình diễn giống siêu lúa Hoa phượng đỏ NPT3.
Theo đánh giá, giống siêu lúa Hoa phượng đỏ NPT3 là giống lúa thuần cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Năng suất thực thu dự kiến của giống siêu lúa là từ 75 - 80 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng là Thiên ưu 8 trên cùng một diện tích canh tác khoảng 18 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế tăng lên khoảng 25% so với sản xuất giống lúa thông thường.
Mô hình trình diễn giống lúa Hoa phượng đỏ NPT3 tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ.
Ngoài ra, ông Phạm Văn Thành - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đồng Phú cho biết thêm, giống lúa NPT3 còn có thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể chủ động được cơ cấu cây trồng và giảm thiểu được những rủi ro do thiên tai gây ra. Đồng thời, có khả năng chống chịu khá tốt sâu bệnh hại trên đồng ruộng như bệnh: Rầy nâu, đạo ôn và bệnh vàng lá…
Trước khi đưa về cấy trình diễn tại xã Đồng Phú, giống siêu lúa Hoa phượng đỏ NPT3 đã được trình diễn và đưa vào sản xuất thử ở nhiều tỉnh phía bắc như: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An được nông dân đón nhận.
Qua kết quả trình diễn, Công ty CP Đầu tư và và phát triển công nghệ nông nghiệp Hải Phòng đơn vị ký hợp đồng mua bản quyền giống lúa NPT3 của Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật Châu Á - Thái Bình Dương đã đề nghị Hội đồng khoa học, các Bộ ngành liên quan công nhận giống NPT3 là giống sản xuất thử và được phép kinh doanh để bà con nông dân được hưởng lợi.
Có thể bạn quan tâm

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.

Là huyện miền núi ven biển có gần 70% là người dân tộc thiểu số, 5/6 xã là vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với đời sống người dân mà còn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế huyện Thuận Bắc phát triển.

Nhìn lại năm qua, với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 63.669 tấn, vượt 11,7% kế hoạch và tăng 13,9% so với năm trước, có thể lạc quan trước sức phát triển mới về năng lực tàu cá tỉnh ta. Tuy nhiên, nếu nhìn ở cơ cấu hải sản đánh bắt với 80% sản lượng là cá cơm, cá nục và hầu như chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về thuyền nghề, chúng tôi không khỏi băn khoăn trước tương lai nghề cá tỉnh nhà.

Ông Trần Phương là tấm gương nông dân sản xuất giỏi ở thôn Mỹ Nhơn, xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Từ trồng lúa và nuôi bò sinh sản, mỗi năm gia đình ông thu về cả trăm triệu đồng.

Chuyện con bò tót “lạc đàn” về xã Phước Bình “gắn kết” với bò nhà sản sinh những con bê lai F1 “cường tráng” đang trở thành đề tài thời sự thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước.