Giống Ngô Lai SSC557

Mèo Vạc là một trong bốn huyện thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có diện tích gieo trồng trên 18.000 ha.
Ngô là cây trồng chính và là cây lương thực quan trọng nhất của huyện, nhưng sản xuất ra mới đủ tiêu dùng, không có ngô hàng hoá. Đã thế năng suất ngô ở đây thấp; tỉ lệ ngô lai chưa cao. Theo báo cáo sơ kết sản xuất nông nghiệp của huyện năng suất ngô trung bình vụ xuân 2010 đạt 28,9 tạ/ha, ngô thâm canh đạt 30,8 tạ/ha, thấp hơn nhiều so năng suất bình quân cả nước. Diện tích gieo trồng ngô vụ xuân 2011 là 7.206 ha trong đó ngô lai mới chiếm khoảng 45% diện tích.
Bà Hoàng Thị Chính - Phó Trưởng trạm Khuyến nông Mèo Vạc cho biết, chủ trương của huyện là mở rộng diện tích ngô lai ngắn ngày năng suất cao trên cơ sở đó tăng diện tích hai vụ nhất là dưới chân núi. Cùng với việc tuyên truyền vận động nông dân giảm diện tích ngô địa phương, việc tăng cường trồng trình diễn các giống ngô lai đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Hiện nay mới chỉ có vài giống ngô lai được huyện đưa vào cơ cấu. Việc triển khai được một điểm trình diễn ở đây thật không đơn giản do nông dân chưa tin giống mới, chỉ quen trồng giống cũ, trình độ dân trí thấp cán bộ khuyến nông phải bắt tay chỉ việc. Vụ xuân năm 2011, Cty CP Giống cây trồng miền Nam đã kết hợp với Trạm Khuyến nông Mèo Vạc trồng trình diễn giống ngô lai đơn SSC557 tại xóm Sủng Nhì, xã Sủng Máng.
Để đánh giá kết quả của mô hình, bà con cùng nhau thu hoạch, tẽ hạt, cân đong đo đếm thực tế năng suất đạt 84 tạ/ha trong khi đó năng suất bình quân toàn xã vụ xuân 2010 chỉ đạt 26,6 tạ/ha. Báo cáo tổng kết mô hình trình diễn giống SSC557 nêu những ưu điểm của giống là dễ tính, ít nhiễm sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn hơn ngô địa phương gần hai tháng, thấp cây chống đổ tốt, độ cao đóng bắp thấp không tốn công thu hoạch.
Nói về giống SSC557 ông Tề Văn Lâm, Phó Chủ tịch UNBND xã Sủng Máng, người trực tiếp triển khai mô hình trình diễn nhận xét giống SSC557 chịu hạn, thích hợp với vùng trung du miền núi, có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 105 đến 110 ngày, độ đồng đều cao, dạng hạt bán đá màu vàng cam đẹp được nông dân ưa thích.
Có thể bạn quan tâm

Được thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Thanh Hương (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy) chuyên về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc. Thời gian qua, công ty đã mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ TL14, bước đầu mang lại thành công và mở ra hướng đi mới trong việc trồng cây đặc sản trên vùng đất này.

Đó là giống OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 4218 và OM 7347. Các giống này ngắn ngày, chất lượng gạo đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Vụ Hè Thu 2013, ngành nông nghiệp Vĩnh Long tăng cường khuyến cáo nhưng diện tích lúa IR50404 vẫn chiếm tỷ lệ gần 50% diện tích xuống giống.

BG1 và BG6 là 2 bộ giống lúa thuần mới do Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang chọn tạo, đã được áp dụng thí điểm từ 2 năm nay tại một số địa phương tỉnh ta. Qua mô hình sản xuất tại xã Minh Thanh (Sơn Dương) cho thấy, các loại giống này có đặc tính cảm ôn, gieo cấy được cả 2 vụ trong năm, khả năng chịu bệnh tốt, đặc biệt là năng suất cao hơn so với các giống cũ..

Sáng 25/7, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế tổ chức hội đồng khoa học nghiệm thu dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tạo vùng trồng cam ở huyện Nam Đông bằng giống cam Valencia2 (V2)” - loài cam năng suất cao, ít hạt, chín muộn và khi chín có thể lưu lại trên cây vài tháng.

Giống Lúa PĐ211 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai Sahel 108/P6 với sự trợ giúp của kỹ thuật nuôi cấy bao phấn, quá trình chọn lọc theo định hướng thâm canh, có chất lượng dinh dưỡng và thương phẩm tốt (Sahel 108 là giống lúa chịu hạn và P6 là giống lúa thâm canh có hàm lượng protein cao).