Giống ngô biến đổi gen NK66BT/GT cho lãi ròng gần 16 triệu đồng/ha

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tuyên Hoá tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình ngô biến đổi gen NK66BT/GT trên đất chuyển đổi vụ hè thu 2015.
Các đại biểu tham quan mô hình giống ngô biến đổi gen NK66BT/GT tại thôn Đồng Giang, xã Đồng Hoá (huyện Tuyên Hoá).
Vụ hè thu 2015, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tuyên Hoá và Quảng Ninh tiến hành thực hiện mô hình sản xuất thử nghiệm giống ngô biến đổi gen NK66BT/GT trên đất chuyển đổi vụ hè thu 2015, quy mô 3ha. Mô hình này được áp dụng tại HTX Văn La (huyện Quảng Ninh) và thôn Đồng Giang, xã Đồng Hoá (huyện Tuyên Hoá), với 40 hộ tham gia.
Kết quả, tỷ lệ ngô mọc ở hai địa điểm nói trên đều đạt 85 - 90%; chiều cao đóng bắp trung bình 90 - 100cm; thời gian sinh trưởng khoảng 85 - 90 ngày; lá đứng và xanh; bộ rễ chân kiềng rất khoẻ; chống đổ ngã, chịu hạn và ngập úng khá... Năng suất ngô thu được tại Quảng Ninh là 52 tạ/ha; tại Tuyên Hoá là 55 tạ/ha.
Sau khi trừ các khoản chi phí, giống ngô biến đổi gen NK66BT/GT cho lãi ròng gần 16 triệu đồng/ha, cao hơn trồng đậu xanh khoảng 500 nghìn đồng/sào (500m2), vượt trội về năng suất lẫn hiệu quả kinh tế so với một số loại giống ngô bản địa khác...
Được biết, giống ngô biến đổi gen NK66BT/GT là giống ngô lai NK6 có chứa gen BT1 và GA21 của Công ty Syngenta Việt Nam, được Bộ Nông nghiệp-PTNT cấp phép chính thức, đưa vào sản xuất đại trà trên cả nước. Giống ngô này có tính kháng sâu đục thân và chống thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm gần đây, người dân ở nhiều địa phương như Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang nhận thấy cá lóc dễ nuôi và có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao nên nghề nuôi cá lóc thịt trở nên khá phổ biến...

Việc đốt rơm sau mỗi vụ gặt là tình trạng chung của hầu hết vùng trồng lúa trong tỉnh và ngày càng phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

Để đáp ứng nhu cầu chuyển giao kỹ thuật, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phong trào nuôi thuỷ sản nước ngọt cho người nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2013 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tiến hành khảo sát chọn điểm xây dựng mô hình trình diễn tại xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với quy mô 700m2.

Nhằm giúp ngư dân trồng rong sụn hiệu quả, đầu năm 2011 Trung tâm Khuyến nông QG giao Trung tâm KN-KN các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa triển khai dự án “Nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới trên biển”.

Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.