Giống Mía VN84-4173 Luôn Là Giống Chủ Lực

Với đặc tính chín sớm, hàm lượng cao và chịu được khô hạn, trong vòng 10 năm trở lại đây giống mía VN84-4173 luôn là giống chủ lực ở vùng mía Nước Trong, tỉnh Tây Ninh.
Giống mía chịu hạn
VN84-4137 là giống mía do Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát (nay là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường - SUGARD Center, trực thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) lai tạo năm 1984. Giống mía này có đặc điểm là chín sớm, chịu hạn tốt, tỷ lệ mọc mầm và đẻ nhánh mạnh, tốc độ vươn lóng khá, lưu gốc được nhiều năm.
![]() |
Ảnh tư liệu |
Theo nghiên cứu thực nghiệm của nhóm nhà khoa học thuộc SUGARD Center (thực hiện năm 2009, do TS Nguyễn Đức Quang làm Chủ nhiệm) thì khi so sánh với 6 giống mía có nguồn gốc từ Thái Lan và Trung Quốc (Ví dụ ROC27, K88-92, KK2, K95...) giống VN84-4137 tỏ ra có nhiều ưu điểm vượt trội.
Ở vụ mía tơ, hầu hết các giống nhập nội đều có tỷ lệ mọc mầm và đẻ nhánh thấp hơn so với VN84-4137. Kết thúc giai đoạn đẻ nhánh, giống mía nội địa này vẫn đạt được tổng số cây cao nhất so với các giống cùng khảo nghiệm (ước khoảng 148.510 cây/ha). Mặc dù năng suất thực thu của giống VN84-4137 thấp hơn một số giống như K88-92, K95-156… (thường chỉ đạt khoảng 80-100 tấn/ha), tuy nhiên tỷ lệ trổ cờ, ngã đổ và nhiễm sâu bệnh của giống mía này lại thấp hơn nhiều so với các giống so sánh. Hai giống có nguồn gốc từ Thái Lan là K88-92 và K95-156 có năng suất và chữ đường khá hơn nhưng trên diện tích trồng khảo nghiệm đều phát hiện cây nhiễm bệnh trắng lá ở thời điểm mía đầu vươn lóng.
Tuy nhiên, những ưu thế ở trên chưa phải là điểm khiến giống mía VN84-4137 được ưu ái trồng với tỷ lệ trên 60% diện tích vùng mía Nước Trong tỉnh Tây Ninh trong nhiều năm nay. Ưu điểm chín sớm và chữ đường cao, chịu hạn tốt mới chính là thế mạnh “đẻ ra tiền” của giống mía này khiến nó được lựa chọn. Tại các vùng ruộng cao, không nước tưới thì không có giống mía nào cạnh tranh lại giống VN84-4137 ở thời điểm này.
Theo các cán bộ thuộc Nhà máy đường Nước Trong, sở dĩ mía VN84-4137 được trồng nhiều vì chín sớm, khoảng đầu tháng 8 là có thể thu hoạch. Vì thế nhà máy có thể vào vụ chế biến sớm hơn so với các nhà
Có thể bạn quan tâm

Chết nhanh là bệnh hại phổ biến và nguy hiểm nhất trên cây hồ tiêu. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa.
Mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T) trong sản xuất lúa giúp nông dân từng bước tiếp cận với những phương thức, kỹ thuật canh tác lúa đem hiệu quả kinh tế cao, hiện mô hình này giúp nông dân ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nâng cao thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa, ngô, đậu tương ở tỉnh Hà Giang bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Nặng nhất là ở hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần có hàng trăm ha ngô đến kỳ cho thu hoạch người dân mới phát hiện ra bắp ngô chỉ có nõn chứ không có hạt hoặc có cũng rất ít.
Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.
Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.