Giống lúa tốt cho nông dân

Đây là giống lúa do Cty CP Giống cây trồng Miền Bắc và Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa đồng phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Theo ông Trịnh Thúc Luân, Giám đốc Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa thì Thuần Việt 1 là giống cảm ôn, thích hợp trong cơ cấu Xuân muộn – Hè thu – Mùa sớm trên chân đất vàn, vàn cao.
Giống lúa thơm Thuần Việt 1 có khả năng chịu rét tốt, chống chịu sâu bệnh tốt. Giống có kiểu hình đẹp, sinh trưởng phát triển tốt, khả năng thâm canh cao, bông to dài, số hạt trên bông nhiều, dạng hạt thon dài, vỏ trấu màu nâu.
Phẩm chất đáng quý nhất của giống lúa này là hạt gạo trong, cơm mềm, ngon hảo hạng, vị đậm có mùi thơm đặc trưng.
Giống có tiềm năng năng suất cao, ở vụ xuân năng suất trung bình đạt từ 70 - 75 tạ/ha, vụ mùa năng suất đạt từ 60 - 70 tạ/ha. Thâm canh cao đạt 80 - 82 tạ/ha.
Ông Hà Văn Tung, thôn Đủ, xã Lủng Niêm, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phấn khởi cho biết, từ trước tới nay ông chưa thấy giống lúa thuần nào năng suất cao như Thuần Việt 1.
Giống lúa không chỉ cho năng suất, sản lượng cao mà giá bán sản phẩm cũng cao hơn so với một số sản phẩm khác. Đặc biệt, cơm ăn rất thơm, dẻo.
Cùng với Thuần Việt 1, Lam Sơn 8 cũng là sản phẩm mới do Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa chọn tạo bước đầu đã có mặt ở nhiều đồng đất với các điều kiện khí hậu khác nhau.
Nhận xét về tình hình sản xuất của nông dân bằng giống lúa Lam Sơn 8 tại xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), ông Hà Quang Dũng, Giám đốc Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia cho rằng, điểm nổi trội nhất của Lam Sơn 8 chính là sức chống chịu sâu bệnh rất tốt. Cây lúa khỏe, cứng cây.
Đánh giá về năng suất của giống lúa Lam Sơn 8, ông Nguyễn Điếm, Chủ nhiệm HTXNN xã Đông Ninh cho biết ước đạt 3,5 - 3,6 tạ/sào. Nếu bán với giá lúa hiện tại, trừ đi các chi phí đầu tư, nông dân còn lãi rất khá.
Cũng theo ông Điếm, lúa Lam Sơn 8 thích hợp trong cơ cấu xuân muộn, mùa sớm. Kiểu hình đẹp, cứng cây, sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, lá đòng to, chịu thâm canh, bông to, dài và nhiều hạt. Năng suất vụ xuân 65 - 70 tạ/ha; vụ mùa 55 - 60 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 75 tạ/ha. Chất lượng gạo tốt, cơm trắng mềm, vị đậm.
Đây là giống lúa có khả năng chịu rét, chống đổ tốt, kháng được bệnh đạo ôn, bạc lá. Trong khi các giống lúa bên cạnh bị nhiễm khá nặng.
Có thể bạn quan tâm

Dịch cúm gia cầm xuất hiện chủ yếu trên đàn vịt có quy mô lớn của các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn 4 huyện, thị xã… của Bắc Ninh.

Mô hình chăn nuôi heo và gà trên đệm lót sinh học mà bà con nông dân xã Bình Ba (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) áp dụng đã hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đây là phương pháp sử dụng chế phẩm Balasa N01 (dùng để khử độc, mùi hôi phát sinh từ chất thải chăn nuôi) kết hợp với mùn cưa, trấu, hoặc bột bắp… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi, hạn chế mầm bệnh.

Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.

Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.