Giống lúa tốt cho nông dân

Đây là giống lúa do Cty CP Giống cây trồng Miền Bắc và Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa đồng phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Theo ông Trịnh Thúc Luân, Giám đốc Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa thì Thuần Việt 1 là giống cảm ôn, thích hợp trong cơ cấu Xuân muộn – Hè thu – Mùa sớm trên chân đất vàn, vàn cao.
Giống lúa thơm Thuần Việt 1 có khả năng chịu rét tốt, chống chịu sâu bệnh tốt. Giống có kiểu hình đẹp, sinh trưởng phát triển tốt, khả năng thâm canh cao, bông to dài, số hạt trên bông nhiều, dạng hạt thon dài, vỏ trấu màu nâu.
Phẩm chất đáng quý nhất của giống lúa này là hạt gạo trong, cơm mềm, ngon hảo hạng, vị đậm có mùi thơm đặc trưng.
Giống có tiềm năng năng suất cao, ở vụ xuân năng suất trung bình đạt từ 70 - 75 tạ/ha, vụ mùa năng suất đạt từ 60 - 70 tạ/ha. Thâm canh cao đạt 80 - 82 tạ/ha.
Ông Hà Văn Tung, thôn Đủ, xã Lủng Niêm, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phấn khởi cho biết, từ trước tới nay ông chưa thấy giống lúa thuần nào năng suất cao như Thuần Việt 1.
Giống lúa không chỉ cho năng suất, sản lượng cao mà giá bán sản phẩm cũng cao hơn so với một số sản phẩm khác. Đặc biệt, cơm ăn rất thơm, dẻo.
Cùng với Thuần Việt 1, Lam Sơn 8 cũng là sản phẩm mới do Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa chọn tạo bước đầu đã có mặt ở nhiều đồng đất với các điều kiện khí hậu khác nhau.
Nhận xét về tình hình sản xuất của nông dân bằng giống lúa Lam Sơn 8 tại xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), ông Hà Quang Dũng, Giám đốc Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia cho rằng, điểm nổi trội nhất của Lam Sơn 8 chính là sức chống chịu sâu bệnh rất tốt. Cây lúa khỏe, cứng cây.
Đánh giá về năng suất của giống lúa Lam Sơn 8, ông Nguyễn Điếm, Chủ nhiệm HTXNN xã Đông Ninh cho biết ước đạt 3,5 - 3,6 tạ/sào. Nếu bán với giá lúa hiện tại, trừ đi các chi phí đầu tư, nông dân còn lãi rất khá.
Cũng theo ông Điếm, lúa Lam Sơn 8 thích hợp trong cơ cấu xuân muộn, mùa sớm. Kiểu hình đẹp, cứng cây, sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, lá đòng to, chịu thâm canh, bông to, dài và nhiều hạt. Năng suất vụ xuân 65 - 70 tạ/ha; vụ mùa 55 - 60 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 75 tạ/ha. Chất lượng gạo tốt, cơm trắng mềm, vị đậm.
Đây là giống lúa có khả năng chịu rét, chống đổ tốt, kháng được bệnh đạo ôn, bạc lá. Trong khi các giống lúa bên cạnh bị nhiễm khá nặng.
Có thể bạn quan tâm

Sức hút từ khởi nghiệp nông nghiệp đã khiến chàng trai 8x Phạm Văn Dũng từ bỏ vị trí công chức nhà nước về quê ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên (Điện Biên) lập trang trại trồng cây, nuôi con đặc sản.

Xây nhà 600 triệu nhưng chủ yếu để nuôi chim, gia đình Tú (Thanh Hóa) bị hàng xóm nghĩ là "thần kinh". Ít năm sau, chàng trai trẻ đã kiếm được cả trăm triệu từ mô hình của mình.

Dù mới nuôi chim trĩ đỏ nhưng anh Trương Thừa Vũ (30 tuổi) ở thôn 5, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã có thu nhập khá cao.

Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác lúa – tôm vùng ĐBSCL do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu tổ chức mới đây, nhiều đại biểu nhận định, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm là mô hình sản xuất “thông minh”, bền vững.

Nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường nông thôn (BVMT), Hội Nông dân (ND) tỉnh Bình Định đã xây dựng Đề án “Hội ND tham gia BVMT nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020”, “Xây dựng chi hội xanh-sạch-đẹp”.