Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống Lúa TBR45 Trên Vùng Rốn Đạo Ôn

Giống Lúa TBR45 Trên Vùng Rốn Đạo Ôn
Ngày đăng: 12/04/2014

Nhiều nông dân trong tỉnh khá bất ngờ khi giống lúa chất lượng TBR45 trên cánh đồng xã An Nghiệp (Tuy An - Phú Yên) cho năng suất vượt trội, dù nơi đây được xem là vùng “rốn” bệnh đạo ôn.

GIỐNG LÚA KHÔNG “SỢ” ĐẠO ÔN

Vụ đông xuân 2013-2014, mô hình thử nghiệm trồng lúa TBR45 được triển khai sản xuất tại xã An Nghiệp, trên diện tích 20ha. Tại hội thảo đầu bờ do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức, các chuyên gia ngành Nông nghiệp đánh giá giống lúa TBR45 chống chịu được các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn.

Trong 2 vụ lúa liên tiếp (đông xuân 2012-2013 và 2013-2014), xã An Nghiệp là nơi xuất hiện bệnh đạo ôn nhiều so với các cánh đồng lúa khác trong tỉnh. Riêng đối với vụ đông xuân này, khi lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh gặp không khí lạnh kéo dài, nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, đã xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại trên lá. Cán bộ kỹ thuật của mô hình theo dõi, thông báo cho bà con nông dân phòng trừ.

Bà Nguyễn Thị Mơ, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: Khu vực này là vùng “rốn” của bệnh đạo ôn và các loại sâu bệnh hại như: bọ trĩ, đốm lá… phá hại ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Thế nhưng, lúa đến giai đoạn 60 ngày sau sạ, ruộng mô hình được 400 bông/m2 (sạ 5 kg/sào), trong khi đó ruộng đối chứng đạt 475 bông/m2 (sạ 6kg/sào).

Tuy nhiên số hạt chắc/bông của mô hình cao hơn đối chứng 21 hạt chắc/bông. Yếu tố dẫn đến hạt chắc/bông của mô hình cao hơn đối chứng là do ruộng mô hình sử dụng giống chất lượng, bón phân hợp lý; đồng thời áp dụng kỹ thuật tưới nước “ngập khô xen kẽ” giúp cây lúa khỏe, tăng khả năng chống đổ ngã, tiết kiệm nước tưới, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đạt hiệu quả an toàn cho môi trường.

Ông Dương Thành Châu, một chủ ruộng sản xuất theo mô hình cho hay: “Chúng tôi tham gia sản xuất lúa chất lượng, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã đề ra nên lúa ít xuất hiện sâu bệnh hơn so với ruộng đối chứng. Một số hộ đạt năng suất cao như hộ ông Tô Văn Trung (đạt 80,2 tạ/ha); ông Hồ Nhơn (đạt 79,6 tạ/ha) và ông Tô Văn Trực (đạt 79,5 tạ/ha)…

NĂNG SUẤT CAO

Ruộng mô hình sạ lúa theo hàng với lượng giống 5kg/sào làm cho cây lúa đẻ nhánh khỏe, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, việc bón phân cân đối ”nặng đầu nhẹ đuôi” đã làm hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, giúp lúa trổ tập trung là tiền đề cho lúa đạt năng suất cao. Kết quả, năng suất bình quân của mô hình đạt 77,6 tạ/ha, cao hơn ruộng đối chứng 4,6 tạ/ha.

Gần 120 hộ nông dân ở các huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa tỏ ra bất ngờ vì giống lúa TBR45 trồng ở vùng “rốn” bệnh đạo ôn nhưng cho năng suất vượt trội so với lúa đối chứng. Ông Trần Văn Điền ở xã Hòa Định Tây (Phú Hòa) tham quan mô hình phấn khởi nói: “Cả một cánh đồng rộng lớn, thân cây lúa to, cứng rạ nên không đổ ngã. Khi lúa giai đoạn chín, tôi nhìn kỹ thấy trên lá có xuất hiện bệnh đóm lá, thế nhưng gié lúa không lép hạt, năng suất vẫn cao”.

Còn ông Nguyễn Ngọc Phú, Giám đốc HTX Hòa Tân Tây (Tây Hòa) tham quan mô hình tại xã An Nghiệp thổ lộ: “Mặc dù năm nay thời tiết hết sức bất lợi, thời gian sinh trưởng các loại giống lúa dài hơn mọi năm, thế nhưng lúa TBR45 ít sâu bệnh, năng suất đạt 77,6 tạ/ha. Cần nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh để bà con nông dân tiếp cận với những tiến bộ khoa học mới trong sản xuất lúa chất lượng”.

Qua bảng phân tích tại hội thảo đầu bờ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư cho thấy, tổng chi ruộng mô hình trên 21,9 triệu đồng/ha; tổng chi ruộng đối chứng trên 21,2 triệu đồng/ha; giống lúa chất lượng nên giá bán chênh lệch cao hơn lúa thường 200 đồng/kg, nên hiệu quả của mô hình cao hơn đối chứng trên 3,4 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên cần tăng cường công tác tiếp thị đầu ra cho sản phẩm lúa chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, qua đó tạo được vùng sản xuất lúa hàng hóa.

Ông Nguyễn Thành, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư nhận định: “Với kết quả này, trung tâm tiếp tục nhân rộng mô hình ở các địa phương khác trong toàn tỉnh, tiến tới xây dựng cánh đồng lúa Phú Yên chất lượng cao.

Qua đó, trung tâm đề nghị Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình và Công ty TNHH SXTM Hoàng Long Vina tiếp tục đồng hành để hỗ trợ giống, phân bón cho mô hình cánh đồng mẫu ở những vụ tiếp theo”.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng giống lúa SV 181 Triển vọng giống lúa SV 181

Với mục tiêu lựa chọn giống lúa thuần mới, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai trên địa bàn tỉnh, đồng thời có khả năng kháng một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu nhằm bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa chủ lực của tỉnh, vụ đông xuân 2014 -2015 Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình tổ chức khảo nghiệm giống lúa SV 181 (Sao Việt 181) tại HTX Trung Đơn (xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Mô hình được thực hiện tập trung với quy mô 1 ha trên chất đất thịt nhẹ với 5 hộ tham gia.

29/05/2015
Thời tiết đang gây bất lợi cho nuôi trồng thủy sản Thời tiết đang gây bất lợi cho nuôi trồng thủy sản

Ở những tháng đầu năm nay, tình hình sản xuất tôm giống trong tỉnh Bình Thuận ước đạt khoảng 5 tỷ con, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do thời tiết lạnh kéo dài, người nuôi hạn chế thả giống. Nhu cầu mua tôm giống ở các tỉnh miền Tây và miền Trung không cao nên các cơ sở giảm sản xuất.

29/05/2015
An Giang phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao An Giang phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, nhu cầu lượng giống tôm càng xanh để nuôi trong toàn tỉnh An Giang khá cao, khoảng 40 – 50 triệu con giống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống của tỉnh rất thấp khoảng 15 triệu con, do vậy người nuôi phải nhập từ các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre….

29/05/2015
Đầu tư bài bản, nắm vững quy trình để nuôi tôm bền vững Đầu tư bài bản, nắm vững quy trình để nuôi tôm bền vững

Dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp ngay trong vụ nuôi đầu năm khiến tôm chết hàng hoạt, hoặc chậm phát triển. Về nguyên nhân dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết:

29/05/2015
Kim Sơn (Ninh Bình) nắng nóng, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi Kim Sơn (Ninh Bình) nắng nóng, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi

Đến thời điểm này, vùng nuôi thủy sản nước lợ ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã kết thúc công tác thả giống, tập trung vào chăm sóc và quản lý ao nuôi. Tổng lượng tôm giống nuôi thả năm nay khoảng 140 triệu con, trong đó có 85 triệu con tôm sú và 55 triệu con tôm thẻ.

29/05/2015