Giống Lúa OM121 Được Bình Chọn Triển Vọng Nhất Trong Vụ Đông Xuân 2013-2014

Ngày 21-2, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân 2013-2014 với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các Trung tâm giống, một số công ty chuyên cung ứng giống, cùng nông dân các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất giống lúa ở vùng ĐBSCL, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ…
Theo Viện Lúa ĐBSCL, năm 2013, qua kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Viện Lúa và các tỉnh ĐBSCL đã xác định được 15 giống lúa triển vọng cho vùng. Đối với kết quả phân tích tính thích nghi và ổn định của các giống lúa ở các tỉnh phía Nam đã xác định được 20 giống lúa có năng suất cao, ổn định và thích nghi rộng. Năm 2013, Viện Lúa ĐBSCL đã được Bộ NN&PTNT công nhận chính thức 1 giống mới (OM8232) và 6 giống sản xuất thử.
Đầu năm 2014, Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp xét công nhận giống chính thức cho 3 giống lúa OM4488, OM6677, OM7348 và 7 giống sản xuất thử. Từ kết quả đánh giá các bộ giống khảo nghiệm của Viện đã xác định được 26 giống triển vọng và đưa vào bộ khảo nghiệm quốc gia.
Dịp này Viện Lúa ĐBSCL đã tổ chức cho các đại biểu trực tiếp đánh giá giống lúa tại khu thí nghiệm. Qua kết quả khảo sát và đánh giá từ 56 giống lúa vụ đông xuân 2013-2014 được trồng trong khu thí nghiệm đã chọn ra được 9 giống lúa triển vọng, đứng đầu là giống OM121 (chiếm tỷ lệ 43,7% số phiếu bình chọn) cùng các giống OM36, OM221, OM20, OM10424, OM6976, OM9586, OM9918, OM4900.
Việc đánh giá và tuyển chọn ra các giống triển vọng sẽ là cơ sở để Viện Lúa liên kết với các địa phương triển khai trồng khảo nghiệm ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau nhằm kiểm tra tính thích nghi của các giống lúa, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu giống cho nông dân sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha.

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.

Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng.

Xuân Trường, xã vùng ven Đà Lạt là nơi có diện tích cà phê Arabica, giống cà phê cao cấp lên tới 1.100 ha. Dù gắn bó với cây cà phê cao cấp đã nhiều năm nhưng nông dân ở đây chưa bao giờ ứng dụng những chuẩn quốc tế trong trồng và chăm sóc cà phê.

Dù chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng thời tiết xấu kéo dài trong nhiều ngày qua đã khiến cho hàng loạt tàu đánh cá xa bờ tại miền Trung không thể ra khơi.