Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống Lúa OM121 Được Bình Chọn Triển Vọng Nhất Trong Vụ Đông Xuân 2013-2014

Giống Lúa OM121 Được Bình Chọn Triển Vọng Nhất Trong Vụ Đông Xuân 2013-2014
Ngày đăng: 25/02/2014

Ngày 21-2, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân 2013-2014 với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các Trung tâm giống, một số công ty chuyên cung ứng giống, cùng nông dân các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất giống lúa ở vùng ĐBSCL, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ…

Theo Viện Lúa ĐBSCL, năm 2013, qua kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Viện Lúa và các tỉnh ĐBSCL đã xác định được 15 giống lúa triển vọng cho vùng. Đối với kết quả phân tích tính thích nghi và ổn định của các giống lúa ở các tỉnh phía Nam đã xác định được 20 giống lúa có năng suất cao, ổn định và thích nghi rộng. Năm 2013, Viện Lúa ĐBSCL đã được Bộ NN&PTNT công nhận chính thức 1 giống mới (OM8232) và 6 giống sản xuất thử.

Đầu năm 2014, Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp xét công nhận giống chính thức cho 3 giống lúa OM4488, OM6677, OM7348 và 7 giống sản xuất thử. Từ kết quả đánh giá các bộ giống khảo nghiệm của Viện đã xác định được 26 giống triển vọng và đưa vào bộ khảo nghiệm quốc gia.

Dịp này Viện Lúa ĐBSCL đã tổ chức cho các đại biểu trực tiếp đánh giá giống lúa tại khu thí nghiệm. Qua kết quả khảo sát và đánh giá từ 56 giống lúa vụ đông xuân 2013-2014 được trồng trong khu thí nghiệm đã chọn ra được 9 giống lúa triển vọng, đứng đầu là giống OM121 (chiếm tỷ lệ 43,7% số phiếu bình chọn) cùng các giống OM36, OM221, OM20, OM10424, OM6976, OM9586, OM9918, OM4900.

Việc đánh giá và tuyển chọn ra các giống triển vọng sẽ là cơ sở để Viện Lúa liên kết với các địa phương triển khai trồng khảo nghiệm ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau nhằm kiểm tra tính thích nghi của các giống lúa, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu giống cho nông dân sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Dê Thoát Nghèo Nuôi Dê Thoát Nghèo

Những năm trước đây, gia đình ông Chí A Câu là một trong những hộ thuộc diện nghèo ở Cây Gáo. Dù làm nhiều nghề khác nhau nhưng cái nghèo vẫn đeo bám mãi. Năm 2009, ông bắt đầu nghề nuôi dê nhờ được hỗ trợ 4 con dê theo Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo của tỉnh.

23/10/2014
Nâng Tầm Thương Hiệu Cho Kiệu Và Khoai Môn Nâng Tầm Thương Hiệu Cho Kiệu Và Khoai Môn

Từ lâu, người tiêu dùng gần xa đã quen với chất lượng sản phẩm khoai môn của xã Mỹ An Hưng và xã Hội An Đông. Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm về chất lượng, song một thời gian dài 2 sản phẩm này vẫn bị “cào bằng” chung giá với những sản phẩm cùng loại.

23/10/2014
Nở Rộ Mô Hình Kinh Tế Tập Thể Nở Rộ Mô Hình Kinh Tế Tập Thể

Một trong những điểm nhấn của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh 5 năm qua là đã xuất hiện nhiều hợp tác xã (HTX) làm ăn có hiệu quả. Từ đây, các HTX ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

23/10/2014
Triển Khai Thí Điểm Quản Lý Đàn Lợn Giống Triển Khai Thí Điểm Quản Lý Đàn Lợn Giống

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

23/10/2014
Bất Cập Xung Quanh Công Tác Giao Rừng Tự Nhiên Cho Người Dân Quản Lý Bất Cập Xung Quanh Công Tác Giao Rừng Tự Nhiên Cho Người Dân Quản Lý

Năm 2005, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị xây dựng Đề án giao rừng tự nhiên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống người dân sống trong và ven rừng, huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.

23/10/2014