Giống Lúa ĐS1 Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2011, huyện Thông Nông triển khai thực hiện mô hình trồng giống lúa chất lượng cao ĐS1, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. ĐS1 là giống lúa thuần, phù hợp với cơ cấu lúa vụ xuân và vụ mùa, chất lượng gạo ngon, giá bán trên thị trường cao hơn so với các loại gạo giống lúa lai khác. Từ hiệu quả bước đầu ở huyện Thông Nông, hiện nay, giống lúa mới ĐS1 đã được nhân rộng ra các huyện Nguyên Bình, Trùng Khánh, Hòa An.
Vụ mùa năm 2009, một số hộ dân ở xã Lương Thông (Thông Nông) lấy giống lúa ĐS1 tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên về trồng thử nghiệm trên 2.000 m2 đất ruộng. Kết quả, giống lúa ĐS1 dễ chăm sóc, chịu hạn tốt, cây cứng, chống sâu bệnh khá, thời gian sinh trưởng ngắn từ 105 - 110 ngày, chiều cao cây 100 - 120 cm. Chất lượng gạo tốt, hạt gạo bầu, trong, cơm mềm dẻo và ngon, có mùi thơm nhẹ, năng suất đạt 68 tạ/ha.
Năm 2010, nhiều hộ dân xã Lương Thông và các xã lân cận đã mua giống lúa ĐS1 về gieo cấy. Để nâng cao giá trị kinh tế cho người trồng lúa, năm 2011, UBND huyện Thông Nông giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao ĐS1 vụ mùa tại một số xã trên địa bàn huyện, nhằm phổ biến tiến bộ kỹ thuật đưa giống lúa mới vào sản xuất, từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ và mạnh dạn thâm canh gieo trồng giống mới năng suất cao, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Chị Lãnh Thị Sông, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thông Nông cho biết: Năm 2011, Trạm Khuyến nông huyện trực tiếp triển khai xây dựng mô hình sản suất hơn 60 ha lúa chất lượng cao ĐS1 vụ mùa tại các xã: Đa Thông, Lương Thông, Cần Yên, Vị Quang, với 474 hộ tham gia. Huyện hỗ trợ kinh phí theo Nghị quyết 30a của Chính phủ 920 kg giống lúa ĐS1, 5.750 kg phân bón NPK. Trạm Khuyến nông huyện cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng cho nông dân. Qúa trình triển khai thực hiện mô hình sản xuất giống lúa ĐS1 áp dụng biện pháp canh tác như giống lúa đoàn kết địa phương.
Giống lúa ĐS1 sinh trưởng, phát triển tốt ở cả ở vùng thấp và vùng cao, lá to, cây cứng, có chiều cao hơn so với giống lúa địa phương. Là giống lúa thuần ưa thâm canh, năng suất trung bình đạt 60 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 68 - 70 tạ/ha (còn giống lúa đoàn kết năng suất chỉ đạt 34 - 36 tạ/ha). Chất lượng gạo giống ĐS1 tốt, cơm mềm dẻo, ngon phù hợp với nhu cầu thị trường, giá trị thu nhập cao gấp 1,5 lần so với sản xuất lúa đoàn kết địa phương.
Mô hình giống lúa ĐS1 phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương, chủ động nguồn giống tại chỗ, góp phần thay đổi nhận thức của nông dân về chuyển đổi cơ cấu giống, tập quán canh tác trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, đến năm 2012, giống lúa ĐS1 đã được nhân rộng ra 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện với tổng diện tích 120 ha. Có xóm chuyển 100% diện tích sang trồng giống lúa ĐS1.
Vụ mùa năm 2013, theo kế hoạch huyện Thông Nông tiếp tục hỗ trợ giống, phân bón theo nguồn 30a của Chính phủ cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện trồng 60 ha giống lúa ĐS1. Hiện nay, bà con đang chuẩn bị đất để gieo mạ mùa.
Có thể bạn quan tâm

Ông Bùi Văn Viên, ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải không chỉ được người dân trong vùng biết đến với tính cần cù, làm kinh tế giỏi, mà còn nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể ở địa phương và tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Nuôi cá lóc mang lại thu nhập tương đối khá nên nhiều hộ dân ở các đội 7, 8 và 9 thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ - Bình Định) đã đổ xô đào ao, trải bạt nuôi cá lóc trong vườn nhà. Việc nuôi cá không theo quy hoạch đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.

Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!

Người nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, hiện giá tôm hùm thương phẩm xuống thấp, chỉ còn 1,2 triệu đồng/kg, giảm 200.000 đồng/kg so với đầu tháng 3 và giảm 600.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2015. Giá tôm xuống thấp khiến người nuôi hòa vốn hoặc lãi ít sau gần 2 năm nuôi.