Giống lúa cho vụ mùa

Theo ông Đỗ Hải Điền, PGĐ Sở NN-PTNT Nam Định, thời gian tới tỉnh sẽ cơ cấu trên 60% diện tích trồng giống lúa chất lượng.
Việc Cty TNHH Cường Tân chọn tạo và mua bản quyền được giống lúa có triển vọng như M1-NĐ là tiền đề tốt để Nam Định mở rộng diện tích SX.
“Qua SX thử vụ mùa cho thấy M1-NĐ có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 105 ngày), chống chịu bệnh đạo ôn và bạc lá tốt.
Trong thời gian tới M1-NĐ được công nhận là giống cây trồng mới sẽ giúp người nông dân có thêm lựa chọn", ông Điền nói.
Theo chia sẻ của các Chủ nhiệm HTXNN trên địa bàn huyện Hải Hậu, từ trước tới nay người dân Hải Hậu nói riêng và Nam Định nói chung vẫn luôn trung thành với giống Bắc thơm 7, mặc dù giống này bị bệnh bạc lá rất nặng trong vụ mùa, bởi chưa có giống nào chất lượng cơm ngon như Bắc thơm 7.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của giống M1-NĐ trong ba vụ gần đây hứa hẹn sẽ có sự chuyển dịch mang tính đột phá trong tương lai.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, M1-NĐ có nhiều tính năng vượt trội là tín hiệu vui với ngành giống. Việc Cty Cường Tân mạnh dạn và thẳng thắn khuyến cáo giống này chỉ cấy ở vụ mùa là hành động không phải DN nào cũng dám dũng cảm thực hiện.
“Mặc dù lúc đầu còn có một số tranh cãi giống M1-NĐ có tính trạng giống giống này hay giống khác, nhưng đến thời điểm này, thông qua đánh giá có thể khẳng định giống M1-NĐ có những tính trạng khác giống BC 15.
Tuy nhiên, Cty Cường Tân cần phối hợp với ngành BVTV để tiến hành khảo nghiệm khả năng chống chịu với bệnh đạo ôn, bạc lá trong môi trường nhân tạo để có kết quả chính xác nhất”, ông Định lưu ý.
Đồng tình với quan điểm này, ông Hà Quang Dũng, GĐ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia đánh giá rất cao việc SX thử bài bản giống M1-NĐ của Cty Cường Tân cũng như kết quả báo cáo thực tế rất sát từ các địa phương.
Ông Dũng đồng tình với các nhận xét khi cho rằng M1-NĐ có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, tiềm năng năng suất rất lớn, chất lượng gạo cao và khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh tốt và đề nghị Cty Cường Tân nhanh chóng hoàn thiện một số công đoạn, thủ tục để đưa giống M1-NĐ ra Hội đồng công nhận giống Quốc gia.
Ông Đoàn Văn Sáu, GĐ Cty TNHH Cường Tân chia sẻ, M1 - NĐ là giống lúa thuần chất lượng nhập nội do tác giả Đặng Đức Ninh chọn tạo, làm thuần tử tổ hợp lai IR17494/CR6.
Đây là giống cảm ôn, chủ yếu gieo cấy trong vụ mùa (có thể gieo cấy trong vụ xuân muộn).
Trong 3 vụ (mùa 2014, xuân, mùa 2015) Cty đã phối hợp với các ban, ngành địa phương SX thử trên 1.000 ha. Kết quả cho thấy M1-NĐ có khả năng chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá tốt.
Thời gian sinh trưởng trung bình từ 105 - 125 ngày, năng suất cao hơn giống Khang dân 18 đối chứng 10 - 12%.
Có thể bạn quan tâm

Ngôi nhà của Thanh Ngọc và gia đình đang ở được đặt cái tên rất lãng mạn: “Eo biển xanh”, nơi để bạn bè, du khách tìm về nghỉ ngơi thưởng ngoạn món ngon của biển. Thanh Ngọc mang từ biển vào một rá rau mứt vừa được khai thác và tự làm “bác sĩ dinh dưỡng” khiến tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự am hiểu tường tận loại đặc sản này của bạn.

Chúng ta sẽ chào đón Lễ Quốc khánh mừng đất nước tròn 70 tuổi và Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đó lại là năm Đảng ta sẽ tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ 12. Đây là một sự kiện quan trọng vì nó sẽ quyết định hướng đi lên của đất nước trong những năm tới.

Bậc cao niên ở Na Hang cũng không rõ những “cụ” chè Shan tuyết cổ thụ đã sống cùng rừng núi nơi đây từ bao giờ. Các thế hệ người Mông, người Dao lấy lá chè Shan làm đồ uống như một sản vật của sơn thần ban tặng. Cây chè Shan hợp phong thủy, thổ nhưỡng nơi lưng chừng trời, lại được người dân bản địa đón nhận nên phát triển tự nhiên.

Thời gian qua, ngành thủy sản TP Cần Thơ đã có bước chuyển căn bản, phát huy lợi thế, nâng cao thu nhập cho người nuôi. Chuẩn bị đường dài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, TP Cần Thơ đã và đang đầu tư, phát triển ngành thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh ở "sân nhà" và phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu.

Cùng với việc khảo sát và đánh giá nguồn lợi hải sản xa bờ, dự án tập trung vào mục tiêu tăng cường sự hiểu biết của mỗi quốc gia trong việc quản lý nghề cá xa bờ, nhất là quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương; góp phần nâng cao trách nhiệm của các nước và các tổ chức trong khu vực để cùng tham gia quản lý nguồn lợi xa bờ.