Giống lúa cho vụ mùa

Theo ông Đỗ Hải Điền, PGĐ Sở NN-PTNT Nam Định, thời gian tới tỉnh sẽ cơ cấu trên 60% diện tích trồng giống lúa chất lượng.
Việc Cty TNHH Cường Tân chọn tạo và mua bản quyền được giống lúa có triển vọng như M1-NĐ là tiền đề tốt để Nam Định mở rộng diện tích SX.
“Qua SX thử vụ mùa cho thấy M1-NĐ có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 105 ngày), chống chịu bệnh đạo ôn và bạc lá tốt.
Trong thời gian tới M1-NĐ được công nhận là giống cây trồng mới sẽ giúp người nông dân có thêm lựa chọn", ông Điền nói.
Theo chia sẻ của các Chủ nhiệm HTXNN trên địa bàn huyện Hải Hậu, từ trước tới nay người dân Hải Hậu nói riêng và Nam Định nói chung vẫn luôn trung thành với giống Bắc thơm 7, mặc dù giống này bị bệnh bạc lá rất nặng trong vụ mùa, bởi chưa có giống nào chất lượng cơm ngon như Bắc thơm 7.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của giống M1-NĐ trong ba vụ gần đây hứa hẹn sẽ có sự chuyển dịch mang tính đột phá trong tương lai.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, M1-NĐ có nhiều tính năng vượt trội là tín hiệu vui với ngành giống. Việc Cty Cường Tân mạnh dạn và thẳng thắn khuyến cáo giống này chỉ cấy ở vụ mùa là hành động không phải DN nào cũng dám dũng cảm thực hiện.
“Mặc dù lúc đầu còn có một số tranh cãi giống M1-NĐ có tính trạng giống giống này hay giống khác, nhưng đến thời điểm này, thông qua đánh giá có thể khẳng định giống M1-NĐ có những tính trạng khác giống BC 15.
Tuy nhiên, Cty Cường Tân cần phối hợp với ngành BVTV để tiến hành khảo nghiệm khả năng chống chịu với bệnh đạo ôn, bạc lá trong môi trường nhân tạo để có kết quả chính xác nhất”, ông Định lưu ý.
Đồng tình với quan điểm này, ông Hà Quang Dũng, GĐ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia đánh giá rất cao việc SX thử bài bản giống M1-NĐ của Cty Cường Tân cũng như kết quả báo cáo thực tế rất sát từ các địa phương.
Ông Dũng đồng tình với các nhận xét khi cho rằng M1-NĐ có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, tiềm năng năng suất rất lớn, chất lượng gạo cao và khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh tốt và đề nghị Cty Cường Tân nhanh chóng hoàn thiện một số công đoạn, thủ tục để đưa giống M1-NĐ ra Hội đồng công nhận giống Quốc gia.
Ông Đoàn Văn Sáu, GĐ Cty TNHH Cường Tân chia sẻ, M1 - NĐ là giống lúa thuần chất lượng nhập nội do tác giả Đặng Đức Ninh chọn tạo, làm thuần tử tổ hợp lai IR17494/CR6.
Đây là giống cảm ôn, chủ yếu gieo cấy trong vụ mùa (có thể gieo cấy trong vụ xuân muộn).
Trong 3 vụ (mùa 2014, xuân, mùa 2015) Cty đã phối hợp với các ban, ngành địa phương SX thử trên 1.000 ha. Kết quả cho thấy M1-NĐ có khả năng chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá tốt.
Thời gian sinh trưởng trung bình từ 105 - 125 ngày, năng suất cao hơn giống Khang dân 18 đối chứng 10 - 12%.
Có thể bạn quan tâm

Dọc tuyến biên giới tỉnh Đồng Tháp với Campuchia có 4 xã gồm: Thường Phước 1, Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự), Tân Hội, Bình Phú, Tân Hộ Cơ (huyện Tân Hồng), Bình Thạnh (TX.Hồng Ngự) được xem là những điểm nóng về tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Hàng lậu qua đây chủ yếu là thuốc lá, rượu ngoại, phân bón... trong đó đường cát là mặt hàng được vận chuyển nhiều nhất...

Thông tin một nải chuối đỏ giá 500.000-600.000 đồng xuất hiện trên thị trường gần đây đã khiến giống cây có xuất xứ từ Australia lên cơn "sốt".

Quá trình thực hiện nhiệm vụ dồn đổi ruộng đất (DĐRĐ) có nhiều khó khăn, phức tạp. Song, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân nên huyện Tam Nông đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Để thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ có vai trò quyết định nhằm tăng năng suất lao động của người nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Trên cánh đồng Tộc rộng hơn 10ha, không khí thu hoạch lúa tái sinh của bà con cũng khẩn trương, rộn ràng chẳng kém khi gặt lúa chiêm xuân. Ai nấy đều vui mừng phấn khởi bởi vẫn chân ruộng ấy, không mất công cấy hái, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, chỉ đầu tư thêm một yến phân bón NPK mà sau một tháng rưỡi đã được thu hoạch, năng suất bình quân đạt 90 kg/sào, có nơi năng suất lên đến 1,2 tạ/sào.