Giống Lúa Chất Lượng Cao, Nhưng Tỷ Lệ Nảy Mầm Thấp !

Thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Tánh Linh về sản xuất lúa chất lượng cao vụ đông xuân 2012 - 2013, UBND huyện đã triển khai trên diện tích là 1.000 ha, phân bổ cho 9 xã và một thị trấn (trừ Măng Tố, La Ngâu, Suối Kiết, Gia Huynh). UBND huyện Tánh Linh đã chỉ định 2 đơn vị cung ứng giống là HTX NNII Đức Phú và Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.
Các xã sau đó đã mua giống ở 2 đơn vị được UBND huyện chỉ định, riêng UBND xã Đức Tân chọn Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long làm đơn vị cung ứng giống với lượng giống là 12.000 kg (giống OM4900 là 2.000 kg, OM2395 là 10.000 kg), tương đương với diện tích giao cấy là 100 ha. Trong đó có giống OM2395 khi gieo ra ruộng thì tỷ lệ nảy mầm không đều và chết dần khoảng 20 - 30%.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp & PTNT phối hợp với UBND xã Đức Tân kiểm tra và xác định nguyên nhân là do các hộ dân ngâm ủ giống chưa đúng kỹ thuật của từng chủng loại giống, tức là chưa đủ thời gian ngâm ủ để khích thích phôi nảy mầm.
Trong đó có yếu tố chủ quan là do khi nhập lúa giống về Trạm Khuyến nông và cán bộ kỹ thuật chưa lưu ý việc lưu mẫu và thử tỷ lệ nảy mầm trước khi cấp phát cho nhân dân để phòng sự cố xảy ra và kịp thời liên hệ với đơn vị cung ứng giống để có cách khắc phục…
Sau sự việc trên, huyện Tánh Linh đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật ngâm ủ cho nhân dân trước khi gieo sạ.
Có thể bạn quan tâm

Trở lại xã Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn) vào những ngày cuối tháng hai, chúng tôi gặp nông dân địa phương đang nhộn nhịp khẩn trương vào mùa thu hoạch mì. Những rẫy mì trải dài tít tắp rộn tiếng nói cười của người lao động đào củ, chất mì lên xe. Mì xắt lát phơi trắng các khu dân cư tạo thành bức tranh ngày mùa sinh động trên vùng đất Hòa Sơn.

Xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn và khởi đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng bằng nghị lực và tinh thần vượt khó, anh Đồng Phú Khánh (51 tuổi) ở khu phố Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ (Tây Hòa) đã vươn lên thoát nghèo với nghề trồng hoa và đúc chậu kiểng trên chính mảnh đất quê hương mình.

Trời xế trưa, vừa đánh chiếc xe tải cua vào sân, anh Trần Như Thi, thôn Hoà Luật Nam, xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ mở cửa xe bước xuống nở nụ cười tươi rói, khoe với vợ: "Hôm ni trúng mánh, trừ mọi chi phí cũng kiếm lời được cả triệu đồng tiền bán rau...".

Trước tình trạng thương hiệu của cây tỏi Lý Sơn đang bị một số đối tượng lợi dụng để trục lợi, mới đây UBND huyện Lý Sơn đã thông qua đề án phát triển cây tỏi và tiến hành mở gian hàng tỏi tại chợ trung tâm huyện.

Những năm gần đây, chăn nuôi bò thịt được xác định là một trong những chương trình sản xuất trọng điểm của xã Đại Hòa (Đại Lộc). Phong trào chăn nuôi bò thịt phát triển mạnh ở hầu hết các thôn trên địa bàn xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao.