Giống Lúa Chất Lượng Cao, Nhưng Tỷ Lệ Nảy Mầm Thấp !

Thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Tánh Linh về sản xuất lúa chất lượng cao vụ đông xuân 2012 - 2013, UBND huyện đã triển khai trên diện tích là 1.000 ha, phân bổ cho 9 xã và một thị trấn (trừ Măng Tố, La Ngâu, Suối Kiết, Gia Huynh). UBND huyện Tánh Linh đã chỉ định 2 đơn vị cung ứng giống là HTX NNII Đức Phú và Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.
Các xã sau đó đã mua giống ở 2 đơn vị được UBND huyện chỉ định, riêng UBND xã Đức Tân chọn Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long làm đơn vị cung ứng giống với lượng giống là 12.000 kg (giống OM4900 là 2.000 kg, OM2395 là 10.000 kg), tương đương với diện tích giao cấy là 100 ha. Trong đó có giống OM2395 khi gieo ra ruộng thì tỷ lệ nảy mầm không đều và chết dần khoảng 20 - 30%.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp & PTNT phối hợp với UBND xã Đức Tân kiểm tra và xác định nguyên nhân là do các hộ dân ngâm ủ giống chưa đúng kỹ thuật của từng chủng loại giống, tức là chưa đủ thời gian ngâm ủ để khích thích phôi nảy mầm.
Trong đó có yếu tố chủ quan là do khi nhập lúa giống về Trạm Khuyến nông và cán bộ kỹ thuật chưa lưu ý việc lưu mẫu và thử tỷ lệ nảy mầm trước khi cấp phát cho nhân dân để phòng sự cố xảy ra và kịp thời liên hệ với đơn vị cung ứng giống để có cách khắc phục…
Sau sự việc trên, huyện Tánh Linh đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật ngâm ủ cho nhân dân trước khi gieo sạ.
Có thể bạn quan tâm

Đây là hoạt động thuộc dự án “Nâng cao sức sản xuất bền vững và hiệu quả của các hộ chăn nuôi bò ở miền Trung Việt Nam-LPS/2012/062”, do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR) tài trợ. Tham dự có tiến sĩ Laurie Bonne, chuyên gia nghiên cứu chuỗi giá trị ở Úc và phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Bản, Trường đại học Nông lâm Huế, chủ nhiệm dự án.

Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 loại hình nước mặn, nước lợ và nước ngọt; không những thế, số loài thuỷ sản thích nghi tốt với môi trường ở Quảng Ninh cũng rất phong phú, đa dạng. Thế nhưng, thật đáng tiếc là đến nay, nguồn giống thuỷ sản sản xuất tại chỗ của tỉnh mới chỉ đáp ứng được 19,8% so với nhu cầu thực tế...

Chịu lãi suất cao khi vay “nóng” để lo chi phí chuyến biển khiến hiệu quả khai thác của ngư dân chưa cao. Theo chính sách mới, Nhà nước cho vay 70% chi phí chuyến biển sẽ tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm bám biển.

Mới đây, tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định), Hội Cựu chiến binh (CCB) xã đã triển khai một mô hình nuôi trồng hải sản mới, đó là nuôi ghẹ xanh thương phẩm trên biển. Mô hình nhằm mục đích tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hội viên CCB ở địa phương.

Vào mùa này của khoảng 4 - 5 năm trước, trên tỉnh lộ ĐT 615, qua địa phận huyện Tiên Phước, cảnh mua bán chuyên chở cau tươi hối hả ngược xuôi. Đây là thời điểm mà gần như vườn nhà nào ở các xã Tiên Cẩm, Tiên Lãnh (Tiên Phước) đều trồng cau.