Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống Lạc Mới Đạt 4,5 Tấn/ha

Giống Lạc Mới Đạt 4,5 Tấn/ha
Ngày đăng: 22/02/2012

Do vậy lạc được coi là cây đậu đỗ chính tham gia vào các công thức luân canh cây trồng mang tính bền vững và thân thiện với môi trường.

Hải Dương là tỉnh có diện tích lạc không lớn, khoảng 1.300 ha/năm nhưng cây lạc có vai trò quan trọng đối với thu nhập của người nông dân ở một số huyện như Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn... Năng suất lạc bình quân của cả tỉnh mới chỉ đạt gần 1,5 tấn/ha, thấp hơn so với năng suất bình quân của cả nước và thấp hơn nhiều so với Nam Định (3,7 tấn/ha), Hà Nam (2,6 tấn/ha). Nguyên nhân là do thiếu giống có năng suất cao, có tính chống chịu, thích hợp cho từng địa phương trong tỉnh và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào SX lạc của nông dân chưa được quan tâm đúng mức.
Điều kiện tự nhiên và khí hậu của thị xã Chí Linh (Hải Dương) tương đối thích hợp để nâng cao năng suất lạc, vì lạc là cây trồng có khả năng thích ứng rộng, không kén đất, không đòi hỏi bón nhiều phân đạm. Bởi bộ rễ lạc có vi khuẩn cộng sinh, có khả năng cố định đạm, tạo ra lượng đạm sinh học cung cấp cho cây và làm tăng độ phì.
Ngoài ra, trên địa bàn Hải Dương, nông dân thường trồng lạc với mật độ chưa hợp lý đã làm cho năng suất lạc chưa cao. Trước yêu cầu đó Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ (Viện Cây lương thực- cây thực phẩm) đã thực hiện mô hình thâm canh lạc đạt năng suất cao trên diện tích 10 ha tại xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng SX hàng hóa bền vững, nâng cao năng suất lạc bình quân và thu nhập cho người trồng lạc trên địa bàn.
Trong những năm qua SX lạc ở Việt Nam đã có bước nhảy vọt về năng suất, từ 1,43 tấn/ha năm 1998 lên 2,09 tấn/ha năm 2008. Tuy nhiên chênh lệch năng suất lạc giữa các vùng miền còn lớn. Chủ yếu là do thiếu giống có năng suất cao, có tính chống chịu. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật và SX lạc của một số nơi chưa được đầu tư đúng mức.
Qua thời gian thực nghiệm đã xác định được 3 giống lạc cho năng suất quả khô cao hơn giống đối chứng là L26, L23 và L19. Khi áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp đã giúp lạc sinh trưởng phát triển cân đối hơn so với đối chứng. Trong đó, giống lạc L26 đã cho năng suất cao nhất, đạt 45,3 tạ/ha tăng 15 tạ/ha so với giống đối chứng TH 116, tương đương 33,1%.
Trung tâm cũng đã hướng dẫn bà con thực hiện công thức luân canh tác có che phủ nilon cho lạc làm tăng năng suất lên 6,3 tạ/ha, tương đương 18,2% so với SX đại trà không phủ nilon. Hiệu quả kinh tế của công thức che phủ nilon đem lại tăng gần 5 triệu đồng/ha so với đối chứng (không phủ nilon).
Giống lạc L23 do Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ chọn tạo là giống có tiềm năng năng suất cao, từ 50- 55 tạ/ha với nhiều ưu điểm như chịu hạn khá, kháng bệnh hại lá ở mức cao, kháng bệnh héo xanh khá.
Hiện nay mới chỉ có một giống lạc chủ đạo đang trồng tại địa phương cho năng suất cao là TH 116. Lượng phân bón từ 3- 4 tấn phân chuồng + 300 đến 500 kg NPK tỷ lệ 5:10:3+ 200 kg vôi bột/ha mà nông dân sử dụng hiện tại còn thấp, chưa hợp lý so với yêu cầu của giống trên, đã làm hạn chế năng suất lạc.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nhờ Áp Dụng Nhiều Kỹ Thuật Trong Chăn Nuôi Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nhờ Áp Dụng Nhiều Kỹ Thuật Trong Chăn Nuôi

Có thâm niên nuôi thủy sản hơn 10 năm nay và tích lũy được nhiều kỹ thuật để tạo ra ếch giống và các loại cá giống, ông Võ Đình Chiến, ở xã Long Bình, huyện Long Mỹ nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, là một trong những mô hình nuôi thủy sản có quy mô và đạt hiệu quả cao ở Long Mỹ.

03/12/2014
Sản Xuất Giống Cá Lăng Chấm Sản Xuất Giống Cá Lăng Chấm

Thức ăn của cá lăng chấm là những loại cá tạp đánh bắt trên sông. Do đó, rất phù hợp với lối chăn nuôi ở các làng vạn chài dọc theo bờ sông Lô, sông Gâm và hộ nuôi cá lồng.

11/07/2014
Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi

Cũng theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8/2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,29 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.

03/12/2014
Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.

03/12/2014
Người Vực Dậy Nghề Nuôi Tôm Hoà Thắng Người Vực Dậy Nghề Nuôi Tôm Hoà Thắng

Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

11/07/2014