Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống gà quý của Giàng thịt thơm, dai, ngọt đến miễn chê

Giống gà quý của Giàng thịt thơm, dai, ngọt đến miễn chê
Ngày đăng: 06/10/2015

Dù tốn khá nhiều công sức và thời gian để đi hàng trăm cây số vào tận các bản làng của huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) lùng mua và đem về con gà re chỉ nhỉnh hơn bắp chân người lớn, thế nhưng sau khi chế biến và thưởng thức, tất cả đều gật gù: Thật không phí công chút nào.

Theo lời của nhiều già làng ở Ba Tơ thì từ thuở xa xưa, gà re vốn của Giàng (trời) thả nuôi trong rừng. Sau đó được người dân các thôn bản bắt về thuần hóa trở thành giống gà mà bà con đang nuôi ngày nay.

 

Đàn gà re giống với 3 màu đặc trưng.

Để bày tỏ lòng biết ơn, đồng bào thiểu số nơi đây lấy luôn tên dân tộc của mình đặt cho nó là gà Hre, mà người dân hay gọi tắt là gà re.

Khác với gà được thả nuôi ở đồng bằng hay gà của người Kinh trong vùng, chân gà re có 2 màu chì và vàng, hình dáng thấp, nhỏ với trọng lượng khi trưởng thành của nó trung bình khoảng 1,2 kg/con.

Thời gian nuôi gà re từ 7-12 tháng (gà ta thường chỉ nuôi từ 5-6 tháng).

Tuy có nguồn gốc là gà rừng, thế nhưng bộ lông của gà re không sặc sỡ, mà chỉ có 3 màu: Đen, trắng ngà và nổ (đen xen trắng).

Khoảng 15 năm về trước, khi các bản làng trong huyện còn cách trở với đồng bằng thì hầu như gia đình người Hre nào cũng nuôi giống gà này.

Ngoài làm thịt trong những dịp cúng giỗ, lễ hội thì gà re là vật không thể thiếu khi cúng Giàng và nhiều sự kiện trọng đại khác của cộng đồng người Hre.

Tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều gia đình Hre không còn nuôi, dẫn đến giống gà re mất dần và trở nên rất hiếm.

Vì thế, dù giá bán của gà re có thời điểm lên đến 200.000-250.000 đồng/kg, đắt hơn gấp từ 2-2,5 lần so với gà thường thế nhưng không phải có tiền đã mua được loại gà đặc sản này.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Ớt Nhận Lương Trồng Ớt Nhận Lương

Trồng ớt xuất khẩu đang là mô hình thành công ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An). Đây là mô hình hợp tác “ba nhà” tạo bước đột phá nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho nông dân.

05/04/2014
Nỗ Lực Bảo Vệ Rừng Xay Nỗ Lực Bảo Vệ Rừng Xay

“Cơn sốt” ươi đi qua, giờ đến mùa trái xay vào vụ sai quả. Để loại cây quý hiếm này không bị xâm hại, những ngày này cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà đang ngày đêm bám trụ tại những điểm “nóng”, kịp thời ngăn chặn nhiều đối tượng khai thác xay trái phép.

29/07/2014
Tồn Kho Gần 600 Nghìn Tấn, Giá Đường “Đang Rơi Tự Do” Tồn Kho Gần 600 Nghìn Tấn, Giá Đường “Đang Rơi Tự Do”

Giá đường tại kho các nhà máy sản xuất đã xuống tới mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, trong khi lượng đường tồn kho tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.

05/04/2014
Ngao Tồn Ứ Hàng Ngàn Tấn, Người Nuôi Lao Đao Ngao Tồn Ứ Hàng Ngàn Tấn, Người Nuôi Lao Đao

Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy là trùm của mọi ông trùm ngao miền Bắc. Hơn hai mươi năm trước ông đã du nhập con ngao méo Thanh Hóa về Giao Xuân (Giao Thủy, Nam Định) để nghề này dần trở nên thịnh vượng.

29/07/2014
Cá Tra Tăng Giá, Doanh Nghiệp Vui, Người Nuôi Thất Vọng Cá Tra Tăng Giá, Doanh Nghiệp Vui, Người Nuôi Thất Vọng

Ông Thái An Lai, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho hay mấy năm gần đây giá cá tra nguyên liệu luôn đứng ở mức thấp, tiêu thụ khó khăn đã ảnh hưởng nhiều đến ngành nuôi cá của tỉnh. Một thời gian dài, giá cá tra luôn ở mức xấp xỉ và thấp hơn giá thành sản xuất cá đẩy người nuôi lâm vào tình cảnh khó khăn. Sản lượng cá tra toàn tỉnh 3 tháng đầu năm ước khoảng 95.500 tấn.

07/04/2014