Giống gà quý của Giàng thịt thơm, dai, ngọt đến miễn chê

Dù tốn khá nhiều công sức và thời gian để đi hàng trăm cây số vào tận các bản làng của huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) lùng mua và đem về con gà re chỉ nhỉnh hơn bắp chân người lớn, thế nhưng sau khi chế biến và thưởng thức, tất cả đều gật gù: Thật không phí công chút nào.
Theo lời của nhiều già làng ở Ba Tơ thì từ thuở xa xưa, gà re vốn của Giàng (trời) thả nuôi trong rừng. Sau đó được người dân các thôn bản bắt về thuần hóa trở thành giống gà mà bà con đang nuôi ngày nay.
Đàn gà re giống với 3 màu đặc trưng.
Để bày tỏ lòng biết ơn, đồng bào thiểu số nơi đây lấy luôn tên dân tộc của mình đặt cho nó là gà Hre, mà người dân hay gọi tắt là gà re.
Khác với gà được thả nuôi ở đồng bằng hay gà của người Kinh trong vùng, chân gà re có 2 màu chì và vàng, hình dáng thấp, nhỏ với trọng lượng khi trưởng thành của nó trung bình khoảng 1,2 kg/con.
Thời gian nuôi gà re từ 7-12 tháng (gà ta thường chỉ nuôi từ 5-6 tháng).
Tuy có nguồn gốc là gà rừng, thế nhưng bộ lông của gà re không sặc sỡ, mà chỉ có 3 màu: Đen, trắng ngà và nổ (đen xen trắng).
Khoảng 15 năm về trước, khi các bản làng trong huyện còn cách trở với đồng bằng thì hầu như gia đình người Hre nào cũng nuôi giống gà này.
Ngoài làm thịt trong những dịp cúng giỗ, lễ hội thì gà re là vật không thể thiếu khi cúng Giàng và nhiều sự kiện trọng đại khác của cộng đồng người Hre.
Tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều gia đình Hre không còn nuôi, dẫn đến giống gà re mất dần và trở nên rất hiếm.
Vì thế, dù giá bán của gà re có thời điểm lên đến 200.000-250.000 đồng/kg, đắt hơn gấp từ 2-2,5 lần so với gà thường thế nhưng không phải có tiền đã mua được loại gà đặc sản này.
Có thể bạn quan tâm

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

Vừa qua, tại buổi tọa đàm “Những vấn đề đặt ra đối với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững của nước ta trong tình hình mới” (do UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tại TP. Cao Lãnh), thông qua những tham luận, trao đổi, các chuyên gia nhận định các địa phương cần chuẩn bị hành trang vững chắc cho việc vươn mình ra “biển lớn” - hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tiến tới tái cơ cấu kinh tế.

Hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh đang tích cực tái đàn gia súc, gia cầm (GSGC) nhằm cung ứng cho thị trường cuối năm. Ðiều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá sản phẩm GSGC đang hồi phục.

Thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển và lan nhanh trên vật nuôi. Vì thế, ngành chức năng của huyện Vân Canh đã triển khai nhiều biện pháp giúp nông dân chủ động đối phó với dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) có thể xảy ra trên địa bàn.

Sau 3 năm thực hiện trồng chè sạch theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), Công ty TNHH một thành viên Chè Bàu Cạn đã từng bước nâng tầm thương hiệu sản phẩm chè, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.